Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chínhthức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởimột văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Nguyễn, niên hiệuGia Long thứ 3 (cách đây tròn 200 năm).
Chính thức trở thành quốc hiệu từ cách đây gần haithế kỷ, hai tiếng “Việt Nam” ngày nay đã được sử dụng phổ biến, trở nênthiêng liêng và gần gũi. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa và nhất là quátrình hình thành quốc hiệu đó vẫn luôn là những vấn đề lý thú, hấp dẫn,được nhiều người quan tâm...
Quan niệm phổ biến từ trước vànhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định quốc hiệu Việt Namxuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta và TrungQuốc đều ghi nhận cụ thể việc này. Năm 1802, sau khi lên ngôi, NguyễnÁnh (vua Gia Long) phái hai đoàn sứ giả sang Trung Quốc. Một đoàn doThượng thư Bộ Hộ là Trịnh Hoài Đức làm Chánh sứ, đem trao trả lại sáchấn mà triều Thanh phong cho nhà Tây Sơn. Đoàn kia do Thượng thư Bộ Binhlà Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương cho Nguyễn Ánh và xinđặt quốc hiệu là Nam Việt. Lời quốc thư của Nguyễn Ánh có đoạn: “…Mấyđời trước mở đất viên giao càng ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thườngvà nước Chân Lạp, đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối hơn hai trămnăm. Nay tôi lấy hết cõi Nam, có toàn cõi đất Việt, nên theo hiệu cũ đểchính quốc danh…”.
Cũng năm 1802, nhà Thanh chuẩn danh xưng quốchiệu nước ta là Việt Nam. Nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (năm 1804), sứgiả nhà Thanh là Tế Bồ Sâm mới mang cáo sắc, quốc ấn đến Thăng Long đểlàm lễ phong vương cho Nguyễn Ánh.
Như vậy, quốc hiệu Việt Namđược công nhận từ năm 1802, nhưng phải đến năm 1804 nó mới được chínhthức thừa nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Giữa hai mốc thời gian này,có nhiều cuộc đi lại, tranh luận, hội đàm khá phức tạp giữa hai triềuđình Nguyễn - Thanh, bởi vì nhà Nguyễn muốn lấy quốc hiệu nước ta làNam Việt như hồi các chúa Nguyễn khởi nghiệp, nên không bằng lòng ngayvới sự đổi thành Việt Nam của nhà Thanh. Trong cuốn Nước Đại Việt Namđối diện với Pháp và Trung Hoa, tác giả người Nhật Bản YoshiharuTusuboi căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhà Đông phương học ChuseiSuzuki, cũng khẳng định điều đó: “Năm 1803, có những cuộc thương thảorất quan trọng về quốc hiệu dưới triều Nguyễn: Nam Việt hay Việt Nam”.
Sởdĩ nhà Thanh muốn sửa Nam Việt thành Việt Nam là vì hai lý do. Thứnhất, trong lịch sử Trung Quốc từng có Triệu Đà nổi dậy cát cứ, lập ranước Nam Việt, tự xưng là Hoàng đế; các triều đại trung ương ở TrungQuốc đều không thừa nhận nước Nam Việt, nhà Thanh cũng vậy và khôngmuốn bị gợi lại quá khứ kém hùng mạnh ấy. Thứ hai (lý do này mới quantrọng!), Nam Việt - theo cách hiểu truyền thống - có thể gồm cả miềnđất nước ta và các xứ Việt Đông, Việt Tây (tức Quảng Đông, Quảng Tây)của Trung Quốc, nên nếu đặt làm quốc hiệu nước ta, sau này sẽ gây rắcrối về mặt lãnh thổ. Quốc thư phúc đáp của vua Thanh gửi vua Nguyễn đãtế nhị trình bày lý do đó và khéo léo chuẩn danh xưng quốc hiệu nước talà Việt Nam: “… Lúc trước có đất Việt Thường đã xưng là nước Nam Việt,nay có cả đất An Nam, xét ra cho kỹ, thì nên gộp cả đất đai trước saumà đặt danh hiệu tốt. Vậy, định lấy chữ Việt để trên, tỏ việc giữ đấtcũ mà nối nghiệp trước; lấy chữ Nam đặt dưới, tỏ việc mở cõi nam giaomà chịu quyền mệnh mới. Như thế thì danh xưng chính đại, nghĩa chữ tốtlành, so với hai đất Việt nước Tàu khác nhau xa lắm…”.
Thực ra,không phải đến tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam mới xuất hiện vàcó xuất xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến ít nhất từ thế kỷ14, thường thấy trong nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí củaHồ Tông Thốc, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Dư địachí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn của Nguyễn BỉnhKhiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn,… Nhà nghiên cứu Nguyễn PhúcGiác Hải cũng sưu tầm được các văn bia (với niên đại đều trước thế kỷ18) có khắc tên gọi Việt Nam, tại những địa điểm khác nhau ở miền Bắc:bia chùa Bảo Lâm (năm 1558, Hải Phòng), bia chùa Cam Lộ (năm 1590, HàTây), bia chùa Phúc Thành (năm 1664, Bắc Ninh), bia Thủy Đình Môn (năm1670, Lạng Sơn). Tên gọi Việt Nam có lẽ mang ý nghĩa kết hợp nòi giốngvà vị trí cư trú địa lý của dân tộc ta (Việt Nam - nước của người Việtở phía Nam), thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập và phủ nhận sự ápđặt, miệt thị của người Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chưa thể trở thànhquốc hiệu vì chưa được các triều đại phong kiến nước ta tuyên bố hoặcghi nhận bằng pháp luật.
Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chínhthức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Nó được xác lập bởimột văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Nguyễn, niên hiệuGia Long thứ 3 (cách đây tròn 200 năm) và đã được thông báo cho nhàThanh.
Trong lịch sử nước ta, có một hiện tượng rất thú vị làquốc hiệu và tên gọi đất nước (quốc danh) không thống nhất. Chẳng hạn,năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt, quốc hiệu đó liên tục tồntại đến hết đời Trần (1400), thế nhưng chiếu nhường ngôi của Lý ChiêuHoàng cho Trần Cảnh ngày 10-1-1226 lại mở đầu bằng câu: “Nước Nam Việtta từ lâu đã có các đế vương trị vì”. Nhà Hồ (1400-1407) đổi quốc hiệulà Đại Ngu (sự yên vui lớn), nhưng đa số dân chúng vẫn gọi là Đại Việt,còn người Tàu gọi là Giao Chỉ. Thế kỷ thứ XV, trong Dư địa chí, NguyễnTrãi có viết: “Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, sinh ra có đức của bậcthánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách Việt”, nhưng trongBình Ngô đại cáo, ông lại viết: “Như nước Đại Việt ta từ trước, vốnxưng nền văn hiến đã lâu”. Đời Gia Long (1802-1820), quốc hiệu là ViệtNam, nhưng một bộ phận dân chúng vẫn quen gọi là Đại Việt, còn ngườiTàu và phương Tây thường gọi An Nam…
Sau khi lên nối ngôi vuaGia Long, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam (1838), cái tênViệt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷXIX và đầu thế kỷ XX, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi cácnhà sử học và chí sĩ yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên tổ chứcchính trị: Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử (năm 1905) rồi cùngCường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (năm 1908), Việt Nam Quangphục hội (năm 1912); Phan Châu Trinh viết Pháp - Việt liên hiệp hậuchi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược, Nguyễn Ái Quốcthành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (năm 1925) và ViệtNam độc lập Đồng minh hội (năm 1941)…
Ngày 9-3-1945, Nhật đảochính Pháp, trao chính quyền hình thức cho Bảo Đại, Bảo Đại đổi lạiquốc hiệu từ Đại Nam thành Việt Nam. Ngày 19-8-1945, Cách mạng ThángTám thành công, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minhđọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiếnpháp năm 1946 chính thức thể chế hóa danh hiệu này. Từ đấy, quốc hiệuViệt Nam được sử dụng phổ biến, với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàndiện nhất của nó.
QUỐC HUY