Quản lý và thực hiện dự án đầu tư công

14/06/2012 07:19

Chiều 13-6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan tới giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Chiều 13-6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ông Bùi Quang Vinh đã giải đáp hơn 50 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội liênquan tới việc làm sao để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội; quản lý vốnODA và các giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công, cũng như kế hoạchhuy động nguồn lực phát triển đất nước trong thời gian tới.

Lựa chọn dự án đầu tư phù hợp

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) đặt vấn đề về nhu cầunguồn lực tái cơ cấu tài chính liên quan đến ngân sách Trung ương, vấn đề sắpxếp và cơ cấu lại lao động khi một bộ phận chuyển đổi nghề nghiệp, một bộ phậnmất việc làm khi thực hiện tái cơ cấu, cũng như các phương án tái cơ cấu đối vớicác tập đoàn kinh tế nhà nước.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định việc tái cơ cấu nềnkinh tế chắc chắn cần đến nguồn lực, về cơ bản các doanh nghiệp trong và ngoàinhà nước phải bỏ ra để tái cơ cấu. Nhà nước không thể bỏ ra gói hỗ trợ bao nhiêunghìn tỷ hỗ trợ cái này, hỗ trợ cái kia mà quan trọng nhất là trong cơ chế thịtrường có chính sách, định hướng cho các thành phần kinh tế sẽ phải chuyển đổitheo yêu cầu đề án. Nhà nước sẽ có định hướng, ưu đãi có lợi cho các doanhnghiệp như miễn giảm thuế, hỗ trợ công nghệ nguồn.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đây là đề án tổng thể nên sau này sẽ hoànchỉnh và giao cho các Bộ hoàn thiện các dự án thành phần và từ đó mới có thểtừng bước hình thành mức tổng nguồn lực. “Tất nhiên cũng chỉ là mức tương đối.Cần chọn lựa tái cơ cấu trọng tâm”, Bộ trưởng nói.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) chất vấn, nguyên nhân nào dẫn tới việc chậmtrễ bố trí vốn cho 16 Chương trình mục tiêu năm 2012? Về việc này, Bộ trưởng BùiQuang Vinh cũng nhận trách nhiệm và cho biết quy trình thẩm định chặt chẽ hơncũng là một yếu tố gây nên chậm trễ. Ngoài ra các địa phương cũng có khối lượngdự án quá lớn trong khi việc thay đổi quy trình lại diễn ra nhanh nên còn xảy ranhiều bất cập.

Rút kinh nghiệm qua việc làm chậm này, trong năm 2013 khi làm kế hoạchtrung hạn thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thay đổi cách giao cho Chương trình,để các địa phương quyết định lựa chọn nguồn lực vào chương trình nào để hoànthành có hiệu quả chứ để 16 chương trình dàn trải, vốn ít, các địa phương khôngquan tâm được nhiều. Bộ trưởng cũng cho biết thêm, đến cuối tháng 4 đã ký giaokế hoạch dự toán ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gianăm 2012.

Quản lý chặt chẽ nguồn vốn

Nhiều đại biểu cho rằng vấn đề quản lý vốn ODA thời gian qua còn nhiều bấtcập, các chương trình ODA chịu sự chi phối nhiều văn bản pháp quy trong nước vàquy định của nhà tài trợ và giữa các văn bản có sự mâu thuẫn nhau.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho biết dư luận hết sức quan tâm đếnviệc Đại sứ quán Đan Mạch thông báo về việc dừng dự án nghi có tiêu cực tại 3 dựán ODA tại Việt Nam, đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lýNhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi xảy ra dư luận không tốt trên, và Bộ đãcó những chỉ đạo gì chấn chỉnh công tác ODA trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chia sẻ, với trách nhiệm của mình, ngay khi cóthông tin xảy ra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với các Bộ có liên quan. Sựviệc trên phía Đan Mạch cũng cho biết mới chỉ là nghi vấn vì có một số điều chưađược làm rõ và chỉ là tạm dừng để xem xét chứ không phải là dừng hẳn. Thủ tướngChính phủ cũng đã chỉ đạo cần làm rõ việc này, nếu xảy ra vi phạm thì sẽ xem xétxử lý quyết liệt để lấy lại niềm tin của các nhà tài trợ.

Các đại biểu cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm đối với việc thất thoát vốntại một số tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian gần đây, cũng như những bấtcập trong quản lý đầu tư công và những giải pháp để giải quyết cơ chế “xin-cho” đối với các dự án đầu tư.

Về vấn đề này Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, những bất cập trong đầutư công là có bởi nền kinh tế nước ta còn nhỏ, trong khi nhu cầu hoàn thiện hạtầng lớn, không địa phương nào không cần, do vậy dẫn tới tình trạng đầu tư dàntrải đối với các khu kinh tế, công nghiệp, cảng...

Theo Bộ trưởng, dù đã có phân cấp nhưng chúng ta lại chưa có đủ chế tài đểxử lý. Sau này các địa phương phải quyết định lựa chọn các dự án và phải tự chịutrách nhiệm cân đối được vốn, nếu lo đủ vốn mới được ký.

Trong kế hoạch sắp tới, Bộ sẽ không giao chi tiết một danh mục đầu tư nào,mà chỉ giao những dự án quan trọng với tổng số tiền cho các địa phương dựa trêncác nguyên tắc đưa ra để lựa chọn. Bộ sẽ dựa theo các tiêu chí để thẩm định, vàtham mưu với Chính phủ những vấn đề lớn chứ không đi vào chi tiết cũng là để hạnchế tiêu cực “xin-cho”.

“Quan trọng là làm sao để phân bổ cho đúng, hiện tiêu chí nguyên tắc phânbổ ngân sách nhà nước còn khó khăn vướng mắc, sẽ phải có sửa đổi để phù hợp vớitừng ngành,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đối với việc thất thoát vốn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ bổsung, Thanh tra Chính phủ đã kết luận rõ ràng trách nhiệm chính của Vinalines làcủa Chủ tịch và giám đốc các đơn vị thành viên, không nói đến trách nhiệm của BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng thừa nhận vẫn còn lúng túng trongviệc tách bạch giữa vai trò quản lý nhà nước và vai trò của chủ sở hữu. Vai trògiám sát các tập đoàn còn lỏng lẻo, cần tăng cường giám sát kiểm toán nội bộ,giám sát quản lý tài chính...

Giữ tăng trưởng GDP ở mức 6% năm 2012

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) băn khoăn liệu Bộ Kếhoạch và Đầu tư điều chỉnh mức tăng trưởng GDP năm 2012 về mức 5,5-6% là có cơsở hay không, và việc thành lập thêm Tổng cục quản lý giám sát tài chính vớidoanh nghiệp nước liệu có hợp lý trong khi việc cần làm là phải giảm nhanh cáctập đoàn, doanh nghiệp nhà nước bằng cổ phần hóa, tiến hành nhân sự, kiểm toánđộc lập, công khai minh bạch tài chính.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định trong kế hoạch 5 năm việc đề nghị giảmkế hoạch tăng trưởng GDP xuống 6,5 đến 7% là dũng cảm và đã được chấp nhận. Đốivới năm 2012 nếu không đạt mức tăng trưởng 6% thì sẽ để lại hậu quả lớn, nên tốithiểu phải đạt mức này.

Bộ trưởng cho rằng nếu phấn đấu tốt, hài hòa kiềm chế lạm phát ở mức dưới10%, kích cầu tài chính hợp lý thì GDP có thể tăng trưởng ở mức 6%, chỉ tiêu nàylà không quá xa. “Dù dự báo vẫn là dự báo, nhưng nếu để thấp hơn thì gây ranhiều hệ lụy, Quốc hội và nhân dân cũng sẽ không chấp nhận,” Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng đồng tình với quan điểm cần giảm bớt dần cáctập đoàn kinh tế nhà nước, cái nào cần giữ thì giữ, cần công khai minh bạch tàichính và đây là phần việc quan trọng, phải làm kiên quyết để đưa vào khuôn khổ.

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênhtinh thần trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội cũng như Bộ trưởng Bùi QuangVinh đã thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm liên quan tới quản lý nhà nước về đầutư, phát triển kinh tế.

Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng khẳng định đến giờ này chưa có ý kiến nàođề nghị điều chỉnh chỉ tiêu nên phải cố gắng quyết liệt hoàn thành kế hoạch đãđề ra. Về đầu tư công cần đảm bảo công bằng hợp lý, ưu tiên từng ngành từngvùng, mặt khác đẩy nhanh cải cách hành chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Ngày mai, 14-6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của các đạibiểu Quốc hội.

Hoàng Tùng-Thu Hà(TTXVN)

(0) Bình luận
Quản lý và thực hiện dự án đầu tư công