Các nhà khoa học thật sự rối bời khi tận mắt chứng kiến quái thú thượng cổ biến hình.
Cuộc thăm dò di tích hoá thạch cổ đại có vẻ thu về những bằng chứng xác thực về giống loài mới hình thành trong giai đoạn sau kỷ Băng Hà.
Một hóa thạch được các nhà cổ sinh vật học gọi là "bằng chứng choáng ngợp" đã vén màn bí ẩn về "quái thú" Archaeopteryx gây tranh cãi suốt 159 năm.
Chiếc lông vũ hầu như còn nguyên vẹn mặc dù việc giám định DNA khá khó khăn, nhưng các nhà khoa học đã tái hiện thành công hình ảnh "quái thú" huyền thoại Archaeopteryx - loài khủng long khiến giới khoa học rối bời.
Họ đã tìm thấy các melanosome, là cấu trúc sắc tố cực nhỏ trong chiếc lông. Phát hiện này cho thấy con vật thật ra có màu đen mờ toàn thân, với xác suất chính xác 90%.
"Quái thú" này sống vào kỷ Jura, với vẻ ngoài của một con chim màu xanh – đen tuyệt đẹp hơn là khủng long.
Phó giáo sư Ryan Carney, tác giả chính của nghiên cứu tiết lộ rằng chiếc lông hóa thạch nguyên vẹn này đã được tìm thấy rất lâu trước đó, làm dấy nên cuộc tranh luận kéo dài suốt 159 rằng chiếc lông có thuộc về Archaeopteryx hay không, và cụ thể sinh vật bí ẩn này trông như thế nào khi nó tồn tại.
Nghiên cứu của ông và các đồng nghiệp đã áp dụng những kỹ thuật mới trong phân tích hóa thạch và xác định 2 mẫu vật – xương và lông – đều của cùng một loài.
Bằng chứng mới đã khẳng định "quái thú" gây tranh cãi này thực sự là sinh vật chuyển tiếp giữa loài khủng long và chim, và có thể là loài bò sát đầu tiên phát triển lông vũ một cách hoàn chỉnh.
Khi Amy Balanoff, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Stony Brook, New York, Mỹ bắt đầu nghiên cứu về sự tiến hóa của bộ não khủng long.
Trong nghiên cứu này bà Balanoff đã xây dựng được bộ não của loài Archaeopteryx và các họ hàng gần của nó như deinonychosaurs.
Khi phân tích các dữ liệu, bà phát hiện ra rằng kích thước bộ não tăng lên khi những con khủng long này ngày càng giống chim hơn. Tuy nhiên bà cũng rất ngạc nhiên khi nhận thấy bộ não và bộ lông lớn hơn không phải là đặc điểm độc nhất của loài chim hiện đại, một số loài tổ tiên của chúng cũng có những đặc điểm này.
Chẳng hạn như loài Archaeopteryx, tổ tiên loài chim, lại có bộ não nhỏ hơn một số loài khủng long có họ hàng xa với loài chim như loài deinonychosaurs.
Trước đó, có những nghiên cứu nghi ngờ rằng thằn lằn có cánh Ptetosaurs (dực long) mới là loài chuyển tiếp giữa khủng long và chim, nhưng một nghiên cứu mới đây của Anh đã bác bỏ giả thuyết đó khi chứng minh loài Ptetosaurs hoàn toàn không có lông!
Theo Người đưa tin