Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng mang tầm chân lý, một chân lý bất hủ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc.
Trên đường đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã khái quát chân lý bất di, bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Trong ảnh: Tháng 12.1920, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở TP Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Người ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh tư liệu
Từ ngày 6.1-7.2.1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc ''để đi tới xã hội cộng sản''. Ảnh tư liệu
Ngày 2.9.1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người khẳng định trước quốc dân đồng bào và trước toàn thế giới rằng: ''Nước Việt Nam có quyền hưởng tự và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy''. Ảnh tư liệu
Ngày 26.9.1945, tại ga Hàng Cỏ, đoàn quân Nam tiến đầu tiên rời Hà Nội vào chi viện cho miền Nam, mở đầu cho phong trào Nam tiến, cả nước sát cánh cùng đồng bào Nam bộ và Nam Trung bộ đánh giặc cứu nước. Phong trào Nam tiến là hình ảnh của cả nước ra quân, phản ánh ý chí ''nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một'', ''Nước còn giặc còn đi đánh giặc'' và ''Đâu có giặc là ta cứ đi''. Ảnh tư liệu
Cuối tháng 7.1945, trong lần ốm nặng nằm tại lán Nà Lừa, Bác Hồ nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: ''Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập''. Những lời dặn dò của Người, khẳng định quyết tâm và tấm lòng khao khát giành độc lập dân tộc khi thời cơ chín muồi. Đó là kết tinh ý chí của toàn Đảng và khát vọng độc lập của cả dân tộc. Và tháng 8.1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, quần chúng cách mạng đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Ảnh tư liệu
Ngày 6.3.1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký ''Hiệp định Sơ bộ'', tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm, dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ảnh tư liệu
Ngày 14.9.1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Ảnh tư liệu
Tháng 12.1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến, kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên kháng chiến với quyết tâm ''Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh'', ''thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ''. Ảnh tư liệu
Với ý chí ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'', trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dân tộc ta đã có biết bao tấm gương anh hùng, dũng sỹ sáng ngời, những ''người tốt, việc tốt'', những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản xuất, chiến đấu và công tác. Trong ảnh: Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Nguyễn Văn Trỗi tại pháp trường, ngày 15.10.1964 đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, được nhân dân thế giới biết đến.
Chị Võ Thị Thắng, người sinh viên tiêu biểu, nữ chiến sỹ biệt động thành tự tin với nụ cười kiêu hãnh tại Tòa án quân sự của chính quyền Sài Gòn, ngày 2.8.1968. Sau khi nghe chúng kết án, chị Võ Thị Thắng đã bình tĩnh, tự tin, nở nụ cười, dõng dạc tuyên bố: ''Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?''
Vượt qua mưa bom, bão đạn, với ý chí ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'' theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đoàn quân từ hậu phương lớn miền Bắc ngày đêm ''xẻ dọc Trường Sơn'' vào tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: ''Không có gì quý hơn độc lập tự do''. Hà Nội, ngày 17.7.1966.
Lời kêu gọi thiêng liêng, bất hủ của Bác Hồ là khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam, giá trị to lớn trong học thuyết Hồ Chí Minh và cũng chính là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm các chiến sỹ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội, ngày 25.9.1966.
Với ý chí ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'', dân tộc ta đã ''đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào'', làm nên những trang sử vẻ vang chói lọi.
Phi công Mỹ bị bắt sống trong đợt ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1967).
Ngày 28.12.1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, chính thức thông qua kế hoạch chiến lược năm 1968, mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 là nhằm giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải đơn phương ngừng ném bom miền bắc, buộc phải đi đến ngồi với ta, thương lượng với ta.
Lực lượng pháo cao xạ bảo vệ nổ súng kịp thời, chính xác, góp phần cùng quân dân Thủ đô bắn rơi 3 máy bay Mỹ trong ngày 14.12.1967.
Mặc cho bom đạn và chất độc hóa học Mỹ, các đoàn xe của bộ đội vẫn ngày đêm vượt Trường Sơn, chi việc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh giặc.
Với ý chí ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'' theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đoàn quân từ hậu phương lớn miền Bắc xung phong vào tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ.
Với ý chí ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'' theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đoàn quân từ hậu phương lớn miền Bắc xung phong vào tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ. Trong ảnh: Lễ xuất phát của đoàn thanh niên xung phong Hà Nội lên đường chống Mỹ, cứu nước tổ chức ở Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 11.7.1969.
Thắng lợi của Chiến dịch Trị Thiên 1972 tạo ra cục diện mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972, góp phần buộc Mỹ phải ký kết Hiệp địch Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12.1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận ''Điện Biên Phủ trên không'' góp phần quyết định ''đánh cho Mỹ cút'' sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề ''đánh cho ngụy nhào'' vào mùa xuân năm 1975.
Thắng lợi của Chiến dịch Trị Thiên 1972 tạo ra cục diện mới trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972, góp phần buộc Mỹ phải ký kết Hiệp địch Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong ảnh: Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (năm 1972).
Quân giải phóng tiến công căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ ở Khe Sanh (Quảng Trị).
Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12.1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận ''Điện Biên Phủ trên không'' góp phần quyết định ''đánh cho Mỹ cút'' sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề ''đánh cho ngụy nhào'' vào mùa Xuân năm 1975. Trong ảnh: Xác máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi rên đường phố Thủ đô.
Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tháng 12.1972, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Chiến thắng oanh liệt của trận ''Điện Biên Phủ trên không'' góp phần quyết định ''đánh cho Mỹ cút'' sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề ''đánh cho ngụy nhào'' vào mùa xuân năm 1975. Trong ảnh: Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay giặc Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng 12.1972.
Thi hành hiệp định Paris, ngày 29.3.1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp quân sự 4 bên.
Ngày 20.9.1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Đây là một mốc son lịch sử, đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ.
Giành lấy và bảo vệ độc lập, tự do là yêu cầu sống còn của các dân tộc. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc phải kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Trong ảnh: Chiến sỹ Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm chiến đấu trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2.1979.
Trải qua bao hy sinh, mất mát to lớn trong các cuộc chiến tranh, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất, từ đó phải kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, giữ gìn độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ảnh: Xét xử các đối tượng của tổ chức phản động do Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu, cuối năm 1980.
Tháng 12.1987, Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên tòa công khai xét xử vụ án tổ chức phản động do Hoàng Cơ Minh cầm đầu.
''Không có gì quý hơn độc lập, tự do!'', chúng ta đã vào cuộc trường chinh xây dựng ''đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn'' với công cuộc đổi mới theo sự chỉ dẫn của Bác Hồ: ''chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi''. Trong ảnh: Đại hội Đảng lần thứ VI (12.1986) mở đầu công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy sức mạnh, tiềm năng để đưa đất nước tiến lên
Trải qua bao hy sinh, mất mát to lớn trong các cuộc chiến tranh, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất, từ đó phải kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, giữ gìn độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ảnh: Tàu HQ-505 - cột mốc chủ quyền sống của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm 1988.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Phát huy thế mạnh của đất nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế-xã hội mà vẫn giữ được độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong ảnh: Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28.7.1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei).
Mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế được Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết hài hòa, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của đất nước trong gần 35 năm đổi mới. Trong ảnh: Ngày 5.8.1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ.
Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain gặp lại cụ Mai Văn Ổn, người mà 29 năm trước (ngày 26.10.1967) đã bắt và cứu ông, khi đó là Trung úy phi công hải quân bị bắn hạ và rơi xuống hồ Trúc Bạch, Hà Nội. Việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ là bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đã được Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết hài hòa, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của đất nước trong gần 35 năm đổi mới.
Theo TTXVN