Cũng như các ngành chăn nuôi khác, bệnh ong cũng gây nên những tổn thất đáng kể cho người nuôi ong.
Bệnh nhẹ thì ảnh hưởng đến thế đàn, giảm năng suất, bệnh nặng thì đe dọa đến sự tồn vong của đàn ong.
Hiện nay trên đàn ong nội thường xuất hiện 3 bệnh chủ yếu sau: bệnh thối ấu trùng châu Âu (bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ), bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu, bệnh ấu trùng túi), bệnh ỉa chảy lây lan.
Các biện pháp phòng bệnh: Đàn ong sống trong một quần thể bầy đàn nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao. Khi bệnh phát ra, nó không chỉ tiêu diệt từng cá thể con ong mà thường tiêu diệt cả đàn ong, thậm chí còn tiêu diệt cả một trại ong trong một thời gian ngắn.
Chọn điểm đặt thùng ong phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Thùng phải kín đáo, không bị dột nát. Thường xuyên làm vệ sinh đàn ong. Đặt ong gần nguồn nước sạch... Việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời là yếu tố quyết định nuôi ong đạt hiêụ quả kinh tế cao.
Phương pháp chẩn đoán bệnh: Với bệnh thối ấu trùng châu Âu, nhìn trong lỗ tổ thấy các ấu trùng bị chết, ấu trùng chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục. Khi nhấc cầu ong lên thấy ong xào xạc và chạy tụt xuống phía dưới của đáy tổ; ong thợ có màu đen bóng do ấu trùng bị chết nên không có lớp ong non kế tiếp, trên mặt lỗ tổ có lỗ thủng nhỏ và lõm xuống. Với bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu): thấy lỗ tổ vít nắp hơi lõm xuống, một số bị cắn nham nhở, có nhiều ấu trùng nhọn đầu nhô lên miệng lỗ tổ. Với bệnh tiêu chảy lây lan, nhìn thấy phân màu nâu sẫm trên lá cây hay quần áo phơi xung quanh các điểm đặt ong: ong non yếu ớt, bụng của ong trưởng thành trướng lên, ong sã cánh bò ra trước cửa sổ.
Chẩn đoán thông qua việc nhận biết mùi đặc trưng của bệnh: Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ có mùi khét đặc trưng của keo da trâu. Bệnh thối ấu trùng châu Âu có mùi chua. Bệnh thối ấu trùng túi không có mùi...