Vấn đề cắt điện luân phiên được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Nhận trách nhiệm nhưng Phó Thủ tướng cũng cho rằng ý thức sử dụng điện tiết kiệm chưa triệt để.
Sáng12-6, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng là thành viên cuốicùng của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳhọp này.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Chính phủ nhậnđược trên 190 chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó 18 chất vấn dànhriêng cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng, tập trung vào 6 nhóm vấn đềchính: Thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; Quan hệ giữa pháttriển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; Quản lý, bảo vệ, khaithác tài nguyên, khoáng sản, môi trường; Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh; Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội; Công tácchỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn |
Không cản trở hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài
Làm rõ hơn vụ việc một số địa phương cho nước ngoàithuê đất với diện tích lớn tại một số khu vực nhạy cảm như rừng đặcdụng, rừng phòng hộ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủđã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các địaphương, đặc biệt là chỉ đạo phối hợp, lồng ghép quy hoạch ngành với quyhoạch vùng, địa phương và yêu cầu lãnh đạo các địa phương đề cao hơnnữa trách nhiệm quản lý. Phó Thủ tướng cho rằng, để xử lý một cách cơbản tình hình này, phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thể chế, chínhsách, kể cả việc phân cấp thẩm quyền một cách hợp lý hơn.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, về vấn đề này, cá nhânThủ tướng đã yêu cầu tất cả các địa phương tạm dừng cấp giấy phép đầutư đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian trước mắt; đối vớicác địa phương đã cấp giấy phép đầu tư, thì tạm dừng cho thuê đất, giaođất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chờ sau khi Bộ Kế hoạch-Đầu tưrà soát, có đánh giá đầy đủ về mọi mặt, có tham mưu đề xuất thì Chínhphủ sẽ đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Trao đổi thêm với đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn QuảngNam) về việc làm rõ trách nhiệm của các Bộ, cá nhân để xảy ra tìnhtrạng sơ suất trong cấp giấy phép đầu tư cho người nước ngoài thuê đấttrồng rừng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, về công tác quảnlý, các địa phương đã làm đúng luật, tuy nhiên khi rà soát lại cũng cómột số vấn đề, cho nên Chính phủ đã đề nghị đánh giá, xem xét lại chủtrương, cơ chế và việc tổ chức thực hiện, chỗ nào làm sai thì xử lýtrách nhiệm. Việc rút giấy phép không đơn giản và phải thực hiện theoquy định của pháp luật Việt Nam. Có dự án không vi phạm luật này nhưnglại vi phạm luật kia thì có thể rút giấy phép, nhưng trên tinh thần vẫnđảm bảo công bằng cho nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Quyết định tạmthời dừng cấp phép đầu tư của Thủ tướng là cách xử lý thận trọng, khôngcản trở hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực này cũngnhư các lĩnh vực khác.
Phó Thủ tướng chia sẻ, chúng ta đang rất cần kêu gọiđầu tư nước ngoài; cần chuyển đổi nông dân thành công nhân để có năngsuất, hiệu quả cao hơn; chúng ta cũng cần đưa công nghệ vào để sản xuấtlớn trong lĩnh vực công nghiệp… Nông lâm nghiệp gắn với công nghiệptrồng, chế biến, tiêu thụ là con đường để giải quyết đời sống của ngườidân.
Đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM thể hiện tầm nhìn dài hạn
Về Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ ChíMinh, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc hình thành hệ thốnggiao thông vận tải nói chung cũng như hệ thống vận tải đường sắt hoànchỉnh phải mất nhiều năm. Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống giaothông, tránh lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành, cầncó quy hoạch và tầm nhìn dài hạn; vừa phải phát triển tuần tự từ thấpđến cao, vừa phải “đi tắt đón đầu”, nhằm tạo bước đột phá, đáp ứng tốthơn nhu cầu vận tải cho nền kinh tế.
Dự án đường sắt cao tốc được xây dựng chính là nhằmđáp ứng yêu cầu đó, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển giaothông vận tải với tầm nhìn dài hạn, được hoàn thành đưa vào sử dụng khiViệt Nam đã bước vào giai đoạn của nước phát triển.
Xuất phát từ điều kiện địa lý của nước ta dài, hẹp,dân cư phân bố dọc theo chiều dài đất nước, và tập trung hơn ở các khuvực phát triển của miền Bắc, miền Trung, miền Nam; vì vậy hệ thốngđường sắt cũng phải xây dựng theo chiều dài đất nước để đáp ứng yêu cầuđi lại.
Khi hoàn thành, đường sắt cao tốc vừa đảm bảo nhucầu đi lại của nhân dân, góp phần giảm tải và hạn chế tai nạn giaothông đường bộ, vừa cung cấp thêm cho hành khách một sự lựa chọn mới antoàn, tiện nghi và thân thiện với môi trường.
Đi đôi với xây dựng đường sắt cao tốc, sẽ tiếp tụcnâng cấp, phát triển đồng bộ và liên thông hệ thống đường không, đườngthuỷ, đường bộ và đường sắt hiện có để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hànghoá và hành khách đang tăng nhanh.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong quá trình thựchiện, dự án sẽ được chia làm nhiều giai đoạn, có sự phân kỳ đầu tư bằngcác dự án thành phần, phù hợp với khả năng huy động vốn; dự án thànhphần nào xong sẽ đưa vào khai khác ngay và rút kinh nghiệm để tiếp tụcchuẩn bị, đầu tư dự án mới. Tuỳ theo tính chất và quy mô của từng dựán, Chính phủ sẽ tiếp tục báo cáo, xin ý kiến Quốc hội.
Về đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội, Phó Thủtướng cho biết đây là nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hànhchính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Quá trình triển khaiđược tiến hành thận trọng từng bước theo đúng trình tự pháp luật và vớitinh thần công khai, dân chủ, cầu thị. Bản đồ án quy hoạch đã được báocáo xin ý kiến Thành uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phốHà Nội, xin ý kiến đóng góp của nhân dân, của các nhà khoa học, cácchuyên gia và trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp này.
Phó Thủ tướng cho biết, trong phiên thảo luận chungtại hội trường vào ngày 15/6 tới, Bộ trưởng Bộ Xây dựng sẽ thay mặtChính phủ báo cáo bổ sung với Quốc hội kết quả tiếp thu ý kiến của nhândân và ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Để thiếu điện có trách nhiệm của Chính phủ và Thủ tướng
Chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về tìnhtrạng cắt điện luân phiên diễn ra thường xuyên và trên diện rộng, cácđại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Vũ QuangHải (Hưng Yên) đề nghị Phó Thủ tướng cho biết nguyên nhân của tình hìnhnày, nêu rõ trách nhiệm thuộc về ai, biện pháp khắc phục trước mắt cũngnhư lâu dài.
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận, để thiếuđiện, để diễn ra tình trạng cắt điện luân phiên làm người dân phải vấtvả, khổ sở là trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng và các bộ phậngiúp việc, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnhcác nguyên nhân khách quan, trong đó có nguyên nhân 34% nguồn điện làtừ thủy điện, nên vào mùa khô thường thiếu nước. Có rất nhiều nguyênnhân chủ quan đó là: Đầu tư phát triển nguồn điện có kế hoạch nhưng vẫncòn chậm do công tác quản lý đầu tư; chậm đổi mới thiết bị sử dụng nănglượng tiết kiệm (máy móc trong sản xuất, thiết bị trong tiêu dùng…); ýthức sử dụng điện chưa tiết kiệm, từ công viên tới công sở, từ quốc lộtới gia đình, tiêu hao điện của ngành điện, biện pháp đổi mới công nghệhiệu quả chưa cao…
Chính phủ và Thủ tướng đã cố gắng để tăng đầu tư củaNhà nước, của nước ngoài và các thành phần kinh tế, tổ chức lại ngànhđiện, cố gắng từng bước thị trường hóa việc cung cấp điện. Quyết tâmcủa Chính phủ là bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực, thì điệncũng được coi là lương thực của các ngành sản xuất, tiêu dùng, đồngthời quyết liệt thực hiện tiết kiệm điện.
Trao đổi lại với Phó Thủ tướng, đại biểu Lê VănCuông đề nghị, nên chăng, Nhà nước và ngành điện bổ sung các trạm điệndiezen, góp phần tăng thêm phụ tải vào mùa khô; bên cạnh đó, yêu cầucác đơn vị sử dụng điện nhiều phải mua máy phát điện để cùng “chialửa”. Như vậy, người dân sẵn sàng mua điện với giá cao hơn một chútcũng không sao.
Còn đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, giải pháp căn cơlà tập trung các nguồn đầu tư để xây dựng các công trình điện, việc làmấy thể hiện cái nhìn dài hạn, giống như dự án đường sắt cao tốc.
Lương của lãnh đạo, quyết toán năm mới lĩnh lương thật
Tiếp tục làm rõ hơn nữa những khúc mắc trong vấn đềlương thưởng của lãnh đạo SCIC, đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam)để nghị Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá việc SCIC khai tăng số ngườiđể được duyệt quỹ lương tăng thêm 3,8 tỷ đồng mỗi năm… có phải là tiêucực, là tham nhũng không, ai chịu trách nhiệm về những sai phạm này vàxử lý ra sao?
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phân tích, sở dĩ cócon số 130 và 180 là bởi vì SCIC lên kế hoạch sẽ tuyển người nên mới cóquỹ lương quy hoạch và quỹ lương thực tế. Chứ hoàn toàn không có việclàm quy hoạch và chi theo quy hoạch. Lương của lãnh đạo, theo quy địnhcủa Nhà nước, quyết toán năm mới được lĩnh lương thật, chờ cuối năm xemkết quả làm ăn thế nào; còn hàng tháng chỉ được tạm ứng.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm về tiền lương của lãnh đạo SCIC |
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm:SCIC là một Tổng công ty độc lập không trực thuộc Bộ Tài chính, hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và nhiều luật khác. Giữa con số vềnhân sự 130 và 180 người, đây là con số kế hoạch được xây dựng cho năm2008, dự kiến tuyển dụng 180 người, nhưng không tuyển dụng được; trongkhi đó lại có nhiều người chuyển đi khỏi SCIC. Tuy nhiên, khoản chênhlệch quỹ lương của 130 và 180 người được đưa vào quỹ dự phòng tiềnlương, chứ không được đưa vào quỹ lương ngay.
Về quỹ lương 3,8 tỷ đồng, SCIC vẫn chưa chi chongười lao động. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã gửi công văngiải trình đến các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin chocông luận được rõ vấn đề này.
Tiền cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ dùng để tái đầu tư sản xuất
Đại biểu Phạm Thị Loan (đoàn Hà Nội) đặt câu hỏi:Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, từ 1/7/2010, các doanh nghiệp Nhànước phải chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá. Tuy nhiên, việc cổphần hoá này rất chậm. Kết quả của việc chuyển đổi trên ra sao? Cácdoanh nghiệp, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước chưa chuyển đổithì sẽ hoạt động như thế nào? Hiệu quả đầu tư của các Tổng công ty, Tậpđoàn kinh tế Nhà nước? Tại sao có những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nướckhi bán cổ phần sao không nộp hết tiền vào ngân sách Nhà nước mà giữlại? Chính phủ kiểm soát việc giữ lại những khoản tiền này như thế nào?
Trả lời về những vấn đề trên, Phó Thủ tướng NguyễnSinh Hùng khẳng định: Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, Tổngcông ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước chậm là chủ trương của Chính phủ vìcần phải cân nhắc, thận trọng khi cổ phần hóa những doanh nghiệp này.Từ năm 2008 cho đến nay, kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn, việc tìmdoanh nghiệp chiến lược để mua cổ phần là điều phải cân nhắc kỹ. Thựctế về tình hình kinh tế trong thời gian qua đã khiến cho việc cổ phầnhóa không đúng như chúng ta đã định. Vì vậy, từ nay đến ngày 1/7 chưathể thực hiện xong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang tiếp tục cổ phần hoácác doanh nghiệp. Một số công ty được giữ lại làm công ty TNHH mộtthành viên sẽ được chuyển đổi thành công ty TNHH. Các công ty này sẽhoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nếu là các Tổng công ty, Tập đoàn cổphần thì sẽ hoạt động theo Nghị định của Chính phủ.
Những Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước đãđược cổ phần hoá, tiền cổ phần hoá sẽ được sử dụng vào việc tiếp tụcđầu tư, tăng vốn đầu tư cho những Tập đoàn, Tổng công ty này. Nhữngcông ty độc lập, tiền cổ phần hóa cũng sẽ được Nhà nước thu lại để tiếptục đầu tư cho các thành phần kinh tế khác. Việc sử dụng tiền cổ phầnđể tái đầu tư cho những doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nướcvới mục đích để những doanh nghiệp này củng cố sản xuất và thúc đẩyphát triển kinh tế. Ngoài ra, khoản tiền này còn được sử dụng vào mụcđích khuyến khích các thành phần kinh tế khác, trong đó doanh nghiệpvừa và nhỏ, doanh nghiệp trong và ngoài nước không hạn chế quy mô cùngphát triển.
Chính sách tài chính tiền tệ phải phù hợp với điều kiện kinh tế thực tiễn
Trong thời gian qua, chính sách tài chính tiền tệ vàlãi suất ngân hàng lúc thì thắt chặt, lúc thì nới lỏng một cách độtngột khiến cho nhiều doanh nghiệp phải gồng mình vượt qua sóng gió.Điều này đã khiến cho nền kinh tế của nước ta phát triển thiếu bềnvững, thiếu năng lực cạnh tranh quốc gia, mất cân đối về kinh tế vĩ môvà rất có thể chúng ta sẽ rơi vào một vòng xoáy tiếp theo là nhập siêutăng, mất cân đối ngoại tệ, thâm hụt tài khoản vãng lai, lạm phát, bộichi ngân sách tăng. Đại biểu Phạm Thị Loan (đoàn Hà Nội) chất vấn PhóThủ tướng đã đưa ra biện pháp gì để đối phó với những dự báo trên?
Về câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chorằng: Biện pháp để đối phó với những rủi ro cho nền kinh tế, trước tiênvà lâu dài là Chính phủ tiếp tục chú trọng tới ổn định kinh tế vĩ mô,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững vànhanh chóng thì phải giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự xã hội...
Chính sách tài chính tiền tệ phải ổn định với điềukiện thực tiễn. Chính sách tài chính tiền tệ trong giai đoạn lạm phátkhác với chính sách trong giai đoạn suy giảm và ngăn chặn; ổn định vàhồi phục; phát triển và tăng tốc. Vì vậy, chúng ta phải điều chỉnhchính sách tài chính tiền tệ phù hợp với điều kiện kinh tế thực tiễn.
Tương tự như vậy, lãi suất ngân hàng thay đổi là đểđiều chỉnh với tình hình kinh tế trong nước. Khi tình hình kinh tế thếgiới rơi vào suy giảm như năm 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinhtế trong nước. Vì thế, Chính phủ đã cho tăng lãi suất ngân hàng nhằmhuy động tiền nhàn dỗi của nhân dân để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuấtvà phục hồi nền kinh tế. Cho đến nay, nền kinh tế trong nước đang bìnhổn trở lại, lãi suất ngân hàng đang từng bước giảm dần.
Đại biểu Đặng Như Lợi (đoàn Cà Mau) đặt câu hỏi:Chính phủ điều hành dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm như thế nào màtừ năm 2001 đến nay, dự toán quá thấp so với quyết toán?
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùngcho biết: Trước khi đưa ra dự toán ngân sách như thế nào, Chính phủphải nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc đưa ra con số, số liệu là bao nhiêu phảicăn cứ vào tình hình thực tiễn kinh tế ở trong và ngoài nước, sau đótrình Quốc hội xem xét, quyết định. Việc Quốc hội quyết định ngân sáchlà quyết định năng lực đầu tư, sản xuất của đất nước nên cũng phải cânnhắc trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động nhưthời gian qua.
Các phiên chất vấn đều thể hiện tinh thần trách nhiệm
Kết thúc phiên chất vấn Phó Thủ tướng thường trựcNguyễn Sinh Hùng, đã có 18 chất vấn bằng văn bản gửi tới Phó Thủ tướng.Tại hội trường, Phó Thủ tướng đã trả lời trực tiếp 12 chất vấn.
Sau hơn 2 ngày diễn ra chất vấn, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Phú Trọng nhận xét: Các phiên chất vấn đã thể hiện tinh thầnthẳng thắn, nghiêm túc và có trách nhiệm của Phó Thủ tướng thường trựcNguyễn Sinh Hùng và 4 Bộ trưởng cùng các đại biểu Quốc hội. Nội dungcác vấn đề chất vấn đều rất phong phú, nóng hổi đang được dư luận xãhội quan tâm như: Quản lý điều hành giá, chính sách tài chính tiền tệvà ngân hàng; Quản lý đất lâm - nông nghiệp; Dự án xây dựng đường sắtcao tốc Hà Nội-TP HCM; Tính toán để người nông dân có lãi 30% khi trồnglúa; Quản lý trong các lễ hội và trò chơi Games online... Không khítrong các phiên chất vấn được đánh giá là dân chủ, thực chất, có bướctiến trong việc tranh luận, đối thoại, không né tránh vấn đề.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết: Sốđại biểu tham dự phiên chất vấn đạt 94%. Thành viên Chính phủ và lãnhđạo Chính phủ đều tham dự nhiệt tình. Các phiên chất vấn cũng thu hútsự tham gia của các vị lão thành cách mạng, đại biểu đại diện cho Hộiđồng Nhân dân của 12 tỉnh, thành phố.
Thống kê cho thấy có 1.687 ý kiến, kiến nghị của cửtri cả nước đã gửi tới Quốc hội trong các phiên chất vấn; 126 lượt đạibiểu Quốc hội đăng ký chất vấn.
(Theo VOV)