Phát hiện tượng Trần Hưng Đạo ở Ô Châu Lý cũ

08/01/2010 10:02

Pho tượng đồng Trần Hưng Đạo được tìm thấy mô tả một người ngồi trên bệ ngai hai tay đeo tràng hạt nắm vào nhau theo tư thếbắt quyết, mặt hơi ngẩng thể hiện dung nhan đày đặn, sáng sủa, tươi tắn, khoandung.



Điều mới mẻ của pho tượng là phongcách thể hiện phối trộn những yếu tố nghệ thuật trang trí đồ đồng truyền thống ởTây Nguyên, nghệ thuật Chăm Pa và nghệ thuật làm tượng Đại Việt.

Nếu chỉ nhìn bức tượng từ phần cổ trở xuống, ta dễ dàng nhận ra sự quen thuộcvới các tượng trong các đền chùa miền Bắc ở thời Lê, Trịnh. Tuy nhiên,cách trang trí bệ ngồi và nhất là cung cách thể hiện nét mặt và chiếc mũ cánhchuồn phản ánh tính địa phương rõ nét của nghệ nhân làm tượng.

Chân dung tượng Trần Hưng Đạo


Bức tượng thể hiện một người đàn ông không có râu, không lông mày, mắt rộng hơinhếch cười nhưng không có con ngươi và nếp mí, mang phong cách chân dung tượng.

Trên đầu bức tượng đội mũ cánh chuồn, nhưng không giống cácmũ cánh chuồn miền Bắc, mà được tạo một bản hình tròn ở trên và hai cánh cong nhưlá cây ở hai bên.

Chính giữa bản tròn phía trên là đồ án trang trí gồm hai hìnhchữ C xoắn hai đầu úp lưng vào nhau tương tự đồ án điển hình của những chiếc “hộtâm phiến” bằng đồng trong văn hóa Đông Sơn.

Băng trước trán cũng được trang trí tương tự, nhưng bổ sung thêm một băngphía trên tạo bởi những hình chữ C xoắn hai đầu nằm ngửa. Cách trang trí hìnhxoắn thừng (hay hình bông lúa) và hình sợi dây cuốn chữ C và chư S xoắn hai đầulà phong cách điển hình của nghệ thuật Tây Nguyên.

Trên cổ bức tượng là một vòng hạt chuỗi gần giống tràng hạt của tăng lữ. Trànghạt như vậy còn thấy được đeo trên hai cổ tay bức tượng tôn thêm vẻ thánh thiệnmộ đạo của nhân vật.

Phía sau bức tượng, nghệ nhân đã khắc chữ thành 4 dòng với tổng số 9 chữ. Dòngtrên cùng có 4 chữ Đại Vương Thượng Thần khắc ở phía trên tấm đỡ lưng hình chữnhật.

Điều đáng lưu ý là chữ Đại sai chính tả. Đó là chữ Đại mang nghĩa Đời,Thời Đại chứ không phải chữ Đại là to lớn, vĩ đại trong nghĩa đúng của chữ ĐạiVương.

Dòng thứ hai gồm ba chữ Trần Hương Đạo được khắc ở chính giữa tấm đỡlưng, ngay trên đai thắt lưng. Lưu ý là Hương chứ không phải là Hưng.

Dòng thứba có một chữ Trần khắc ở bên dưới đai thắt lưng. Dòng thứ tư có một chữ khôngđủ nét, có thể là chữ Thần, khắc ở chính giữa phía dưới bên ngoài tấm đỡlưng.

Nhờ những chữ này mà việc giám định và định danh bức tượng được dễ dàng hơn rấtnhiều. Rõ ràng đây là một bức tượng Trần Hưng Đạo. Theo chủ nhân bức tượng thìngười dân ở một vùng Miền Trung đã đào được báu vật này trong một am gạch.

Nghiên cứu cách phát âm của nhiều địa phương miền trung (kể từ Hà Tĩnh trở vào)cho thấy chữ Hưng thường đọc là Hương. Việc khắc chữ Trần Hương Đạo thay choHưng Đạo phản ánh rõ vùng đất đã đúc ra bức tượng này là vùng miền Trung ở thờiđiểm còn mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Tây Nguyên.

Nét chữ khắc chânphương nhưng không nhà nghề lại sai chính tả đã chứng tỏ tính dân dã của thợ tạotượng. Vậy nguồn gốc và niên đại bức tượng này thế nào?

Mặt sau lưng bức tượng với những dòng chữ Hán khắc chìm


Như đã phân tích ở trên, về trang phục bức tượng có nhiều yếu tố phongcách trang phục Lê Trịnh đàng Ngoài. Tuy nhiên, cách thể hiện phần đầu, mặt ngườivà trang trí ngai ngồi lại phản ánh rõ nét tính địa phương miền Trung, đàngTrong.

Thông tin của chủ nhân bức tượng về nơi phát hiện là vùng Trung Bộ  làkhá phù hợp. Kích thước tượng chỉ phù hợp với những điện thờ dòng họ.Vàđiều đó gợi ý hướng tìm tòi nguồn gốc bức tượng từ những quan lại họTrần đãtheo chúa Nguyễn vào khai khẩn xứ đàng Trong ở thế kỷ 16-17.

Theo sách Ô Châu Cận lục của Dương Văn An, người sống ở thế kỷ 16, thì từ cuốiđời Trần, đặc biệt dưới thời khuynh loát của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15,vùng Thuận Quảng đã có nhiều dòng tộc người Việt vùng Hoan Diễn (Nghệ An, HàTĩnh) vào khai khẩn cùng người địa phương.

Trong đó, họ Hồ và họ Trần chiếm sốđông và thuộc vào những danh gia vọng tộc trong vùng. Trong Ô Châu Cận lục DươngVăn An đã liệt kê tới hàng chục nhân sĩ họ Trần, nhiều người khi đó đã được lậpđền thờ.

Vào thời bắt đầu xưng vương của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng nổi lên vaitrò của một viên quan họ Trần làm Khám lý cai quản Phủ Hoài Nhân (vùng đất QuảngNgãi, Bình Định ngày nay), đó là Trần Đức Hòa.

Chính vị quan này đã có công lớnchiêu nạp Đào Duy Từ dưới trướng vào năm 1625 rồi hai năm sau (1627) giới thiệuĐào Duy Từ với chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Tương truyền, Trần Đức Hòa thuộcdòng dõi nhà Trần, làm quan và theo chúa Nguyễn vào trấn thủ Thuận Hóa. Rất cóthể gia tộc ông có liên quan với dòng họ Trần Đức ở Nghệ An.

Phân bố đền thờ Trần Hưng Đạo dày đặc ở miền Bắc nước ta, tuy nhiên khá vắngbóng ở vùng châu Ô Châu Lý.

Việc đưa tượng Trần Hưng Đạo vào thờ ở vùng Chăm Pacũ như một Thượng đẳng thần rõ ràng gắn liền với những quan lại họ Trần trongvùng mà một trong những nhân vật họ Trần có nhiều uy tín và thế lực nhất ở vùngđất Thuận Quảng ở thế kỷ 17 là Trần Đức Hòa.

Vì thế có cơ sở để nghĩ rằng TrầnĐức Hòa đã cho thợ địa phương đúc tượng này để thờ vọng Đức Thánh Trần như cungcách người Việt ở đàng Ngoài.

Phát hiện này rất có giá trị cả về lịch sử lẫn mỹ thuật. Gần như chúng tachưa bao giờ phát hiện tượng đồng Trần Hưng Đạo trong thời Phong Kiến.

Đây lạilà pho tượng phân bố ở một vùng cách xa khu vực tập trung đền thờ Trần Hưng Đạo,được tạo tác ở niên đại khá cổ xưa với phong cách mỹ thuật phối trộn giữa phongcách thể hiện trang phục Lê Trịnh đằng Ngoài với phong cách nghệ thuật truyềnthống Chăm Pa và Tây Nguyên.

Điều đáng quý nữa là bức tượng được bảo tồnkhá nguyên vẹn. Trên thân tượng phủ lớp patin gỉ đồng màu xanh đôi chỗ còn giữđược lớp tô màu vàng phủ trên các nếp áo.

Hy vọng trong thời gian gần đây,chủ nhân bức tượng sẽ tạo điều kiện để đông đảo nhân dân cũng như các nhà nghiêncứu lịch sử, mỹ thuật có thể chiêm ngưỡng kiệt tác vô giá này.

(Theo TTXVN)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phát hiện tượng Trần Hưng Đạo ở Ô Châu Lý cũ