Địa điểm thu mẫu cá thể thứ ba loài chuột đá này cách bản Ón 5 giờ đi bộ của nhóm nghiên cứu thuộc chương trình tìm kiếm đa dạng sinh học của FFI.
Con ninh cùng mới được phát hiện
Địa điểm thu mẫu cá thể thứ ba loài chuột đá này cách bản Ón 5 giờ đi bộ của nhóm nghiên cứu thuộc chương trình tìm kiếm đa dạng sinh học của FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới). Đây là cá thể cái, chưa trưởng thành, râu ngắn, mắc bẫy của người dân. Đoàn nghiên cứu thu làm mẫu vật, nó được giải phẫu, xử lý chống phân hủy.
GS Nguyên Xuân Đặng cũng cho biết, được sự nhất trí của hội đồng già làng trưởng bản ở địa phương, nhóm nghiên cứu thống nhất gọi tên chuột đá theo tiếng địa phương là Nê Củng (đồng nghĩa với Ninh Cùng). Đây là cách bản địa hóa loài chuột đá này khi truy về nguyên bản xa xưa, và sau này nó sẽ được tiến cử đặt tên một cách chính thức.
Việc phát hiện cá thể thứ ba của loài chuột đá quý hiếm này càng khẳng định thêm về nhận định của các nhà khoa học về việc ở vùng Thượng Hóa tồn tại một quần thể Nê Củng và độ lớn của nó sẽ được tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng.
(Nguồn: TN)