35 hiện vật hoá thạch mới được phát hiện tại hang Mã Tuyển (Lào Cai),có niên đại ít nhất từ 50.000 - 70.000 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳPleistocene - Cách Tân .
Ông Đinh Công Hải, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợptỉnh Lào Cai cho biết: Từ ngày 16-5 – 9-6-2010, đoàn công tác khai quậtkhảo cổ học do bà Nguyễn Kim Thuỷ, Trưởng phòng Con người và Môi trườngcủa Viện Khảo cổ học Việt Nam (trực thuộc Viện Khoa học Xã hội ViệtNam) làm trưởng đoàn đã phối hợp với sở Văn hoá, Thể thao và Du lịchtỉnh Lào Cai; UBND huyện Mường Khương; Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Caitổ chức khai quật trong hang Mã Tuyển (xã Mường Khương, huyện MườngKhương, tỉnh Lào Cai). Tại đây, đoàn đã phát hiện ra nhiều hoá thạchđộng vật có niên đại hàng vạn năm.
Cửa hang Mã Tuyển |
Theo PGS, TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký HộiKhảo cổ học Việt Nam, đợt khai quật lần này mặc dù chỉ thu được 35 hiệnvật hoá thạch mới (có niên đại ít nhất từ 50.000 - 70.000 năm, thuộcgiai đoạn hậu kỳ Pleistocene - Cách Tân) nhưng lại có giá trị nhiềumặt, nhất là những hiện vật đó nằm trong địa tầng có độ sâu so với nềnhang Mã Tuyển từ 0,70m tới gần 2 m.
Hoá thạch phát hiện gồm răng tê giác, hàm chuột ở độsâu 0,7 – 0,96m; răng nanh lợn, răng gấu, mảnh sừng nai ở độ sâu 1,30m;răng hươu, nai ở độ sâu 1,58m; xương ống, răng trâu bò ở độ sâu 1,80m;răng tê giác ở độ sâu 1,85m… Đặc biệt đáng chú ý là hoá thạch răng thúkhá giống với răng của đười ươi (Pongo) và răng của người khôn ngoan(Homosa pi enssapienes). Nếu chứng minh được đó là răng hoá thạch củangười tiền cổ thì giá trị nhiều mặt của hang Mã Tuyển sẽ được mở ra.
Đến nay, đã có 504 hiện vật hoá thạch của hang MãTuyển được phát hiện và lưu giữ phục vụ công tác nghiên cứu, trong đóđược lưu giữ ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai 223 hiện vật hoá thạchqua thám sát, phát hiện tháng 4-2009 và 35 hiện vật phát hiện lần này.
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lào Cai đang hợp tác với cácđơn vị chức năng làm rõ những bí ẩn qua các hiện vật hoá thạch đượckhai quật.
(Theo VOV)