Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

30/09/2013 16:23

Hải Dương online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI). Ảnh: Trí Dũng/TTXVN


Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay, Ban Chấp hànhTrung ương bắt đầu họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến vềtình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội năm 2014; 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinhtế-xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trungương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc; và một số vấn đề quan trọngkhác liên quan đến công tác xây dựng Đảng.

Thay mặt Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấphành Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị; xin gửi tới các đồngchí lời chúc tốt đẹp nhất.

Thưa các đồng chí,

Hội nghị của chúng ta diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XI vớinhiều nội dung quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, được toàn Đảng,toàn dân, toàn quân quan tâm. Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Trungương Đảng đã gửi tài liệu để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôixin nêu một số vấn đề có tính gợi mở về những nội dung được trình bàytrong các Báo cáo, Tờ trình, mong các đồng chí quan tâm trong quá trìnhxem xét, thảo luận, quyết định.

1- Về phát triển kinh tế-xã hội

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đã chuẩn bịBáo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch pháttriển kinh tế-xã hội năm 2014; Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội. Đề nghị Trung ươngđồng thời xem xét cả hai Báo cáo; phân tích, đánh giá đúng thực trạngtình hình kinh tế-xã hội nước ta, trọng tâm là việc thực hiện 3 khâuđột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế. Từ đó đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ vàgiải pháp chủ yếu cho năm 2014 và 2 năm 2014-2015 nhằm thực hiện đạtkết quả cao nhất Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Để thốngnhất nhìn nhận bức tranh thực về kinh tế-xã hội năm 2013, đề nghị cácđồng chí bám sát Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội cuốinăm 2012 và thực tiễn của đất nước, của bộ, ngành, địa phương nơi côngtác, phân tích kỹ tình hình, chỉ rõ những kết quả đạt được trong 9 thángđầu năm và dự báo cả năm 2013.

Chú trọng làm rõ các vấn đề như: Kinh tếvĩ mô ổn định đến đâu, liệu có còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng caotrở lại; tính thanh khoản và độ an toàn hệ thống ngân hàng thương mạinhư thế nào; tình trạng nợ xấu, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thịtrường bất động sản bị đóng băng, "thừa tiền, thiếu vốn" được xử lý rasao; kết quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đạt được ở mức nào?...

Phải chăngđến năm 2014 vẫn phải tiếp tục thực hiện mục tiêu củng cố, ổn định kinhtế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới môhình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược; bảo đảm ansinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Đối với mộtsố chỉ tiêu chủ yếu, Trung ương cần cho ý kiến định hướng để Quốc hộithảo luận, quyết định.

Việc đánh giá 3 năm thực hiện Nghịquyết Đại hội XI về phát triển kinh tế-xã hội bao gồm toàn diện cácvấn đề, từ việc tổ chức học tập quán triệt, thể chế hóa, cụ thể hóa Nghịquyết đến lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các chươngtrình, kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chínhphủ và các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương đến cơ sở.

Tập trung đánh giá sự cần thiết, đúngđắn, kịp thời của việc các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhànước, ngay sau Đại hội XI đã quyết định chuyển nhiệm vụ trọng tâm từphát triển nhanh sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội; việc lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hìnhtăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã đem lại những kết quả như thếnào, có gì cần rút kinh nghiệm; việc thực hiện các mục tiêu Đại hội XIđề ra đạt được ở mức nào, có vấn đề gì mới nảy sinh, xu hướng phát triểntrong nửa nhiệm kỳ còn lại ?...

Từ đó, chỉ rõ những nguyên nhân và bàihọc kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong quản lý, điềuhành phát triển kinh tế-xã hội. Xác định cụ thể nguyên nhân kháchquan, chủ quan, nguyên nhân thuộc về luật pháp, cơ chế, chính sách,nguyên nhân do tổ chức thực hiện; đâu là nguyên nhân chủ yếu, có tínhquyết định.

Phải chăng thời gian qua việc tái cấu trúc 3 lĩnh vực ưutiên theo tinh thần Kết luận của Hội nghị Trung ương 3 được triển khaimột cách bị động trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định, cho nênchưa thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đề ra; tới đây cần phải tiếp tụccó những điều chỉnh và kiên trì tiến hành một cách bài bản, căn cơ hơn,gắn với tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế? Coi đột phá về thể chế, cảicách các chế độ và thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, làkhâu trọng yếu, bảo đảm phát huy đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, tạoxung lực mới cho phát triển nhanh và bền vững?

2- Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Cáchđây đúng một năm, Hội nghị Trung ương 6 đã ban hành Kết luận về "Đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chủtrì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan hữu quan tiếptục nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án để trình Ban Chấp hành Trung ương vàothời gian thích hợp.

Thời gian qua, Ban cán sự đảng Chính phủ cùng BanTuyên giáo Trung ương đã tích cực chuẩn bị, huy động sự tham gia của cáccơ quan hữu quan, sự đóng góp đầy tâm huyết và hiệu quả của các chuyêngia, nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, các cánbộ quản lý giáo dục, hoàn chỉnh Đề án, Tờ trình và dự thảo Nghị quyếtđể trình Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị lần này.

Yêu cầu đặt ra là phải tạo được sự thống nhất cao, ban hành được mộtNghị quyết Trung ương xứng tầm để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lĩnh vựcluôn được coi là quốc sách hàng đầu này. Trung ương cần thảo luận, bànbạc thật kỹ sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo; đánh giá thẳng thắn, đúng thực trạng tình hình, nguyên nhân và bàihọc kinh nghiệm của những thành tựu, kết quả đã đạt được cũng như nhữngyếu kém, hạn chế cần chấn chỉnh. Đặc biệt là tập trung xác định rõ hơnnội hàm đổi mới căn bản và toàn diện.

Phải chăng đổi mới căn bản là đổimới từ tư duy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục-đào tạo cùng các cơ chế, chính sách tổ chức thựchiện. Đổi mới toàn diện là đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục-đào tạo và sự tham gia của giađình, cộng đồng và xã hội; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ởcả Trung ương và địa phương? Cái gì cần kế thừa, phát huy; cái gì cần bổsung, sửa đổi?

Từ đó, hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ vàgiải pháp, nhất là những giải pháp chủ yếu, có tính đột phá nhằm đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo theo tinh thần: Chấn chỉnh, khắcphục triệt để những khuyết điểm, bất cập lâu nay; củng cố những kết quả,thành tựu đã đạt được; phát triển, nâng chất lượng giáo dục-đào tạolên tầm cao mới.

Theo hướng này, phải chăng có thể thống nhất cao vớinhững đề xuất thuộc về quan điểm như: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư chophát triển, được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu giáo dục là phát triển nănglực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quátrình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trungphát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáodục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảovệ Tổ quốc, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, những tiến bộkhoa học và công nghệ. Chuyển phát triển giáo dục từ chủ yếu theo mụctiêu số lượng sang phát triển theo mục tiêu vừa đáp ứng yêu cầu sốlượng, vừa chú trọng nâng cao chất lượng. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đạihóa và dân chủ hóa giáo dục. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếutính liên thông sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, bảo đảm liênthông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc học tập suốt đời...

3- Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Tại các Hội nghị lần thứ hai, thứ năm và thứ bảy của khóa này, BanChấp hành Trung ương đã lần lượt bàn về: Chủ trương nghiên cứu, sửa đổi,bổ sung Hiến pháp năm 1992; tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992;định hướng về một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm1992; kết luận về việc tiếp thu ý kiến nhân dân hoàn thiện bản Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã thảo luậnvà cho nhiều ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và toàn vănDự thảo sửa đổi Hiến pháp. Sau kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổiHiến pháp, Ban Biên tập đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến củacác đại biểu Quốc hội; đồng thời tiếp tục tiếp nhận, tổng hợp và nghiêncứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, hoàn thiện toàn văn Dự thảo sửa đổiHiến pháp để trình Hội nghị Trung ương lần này.

Như Trungương đã nhiều lần xác định, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng củaĐảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị, vì Hiến pháp là văn kiệnchính trị-pháp lý cơ bản điều chỉnh những quan hệ xã hội trọng yếunhất, có tính nền tảng, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ; là đạoluật gốc của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống phápluật, bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội và chủ quyền quốc gia. Vừaqua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức tráchnhiệm, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiếnxây dựng Hiến pháp.

Đề nghị Trung ương tiếp tục dành nhiều thời giannghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào từng chương, điều vàtoàn văn Dự thảo. Tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề còn có cácphương án lựa chọn khác nhau, tạo sự thống nhất cao để Ủy ban Dự thảosửa đổi Hiến pháp hoàn chỉnh toàn văn Dự thảo. Đồng thời cho ý kiến vềviệc lãnh đạo, chỉ đạo trình Quốc hội xem xét, thông qua.

4- Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Cáchđây 10 năm, Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết vềChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới với sự đổi mới tư duy mạnhmẽ và có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp mang tính đột phá, khảthi cao. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết quan trọng này là việclàm hết sức cần thiết để Trung ương phân tích, đánh giá một cách toàndiện, sâu sắc, có hệ thống tình hình và đề ra các chủ trương, chínhsách, biện pháp đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tăng cườngquốc phòng-an ninh, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, giữ vững độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình thế giới, khu vực đãvà đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Đề nghị các đồng chí tập trungđánh giá khách quan những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kémcòn tồn tại và phân tích nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệmchủ yếu. Chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm, phương châm, tư tưởng chỉ đạovà bài học kinh nghiệm nào đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, cầntiếp tục kiên trì, nghiêm túc thực hiện. Thí dụ như, phân tích, đánhgiá về 4 nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, đẩylùi các nguy cơ đó; hay chủ trương xác định thế nào là đối tác, đốitượng trong tình hình mới,...

Đồng thời, cần phân tích thậtthấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổisâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu hướng phát triểntrong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tưtưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trongtình hình mới.

Tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt,những khó khăn, thách thức phải vượt qua để trong mọi tình huống đều bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốcgia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn địnhchính trị và môi trường hoà bình để phát triển đất nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa.

Về thuận lợi, cơ hội, phải chăng đó là: thành tựu tolớn có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới và phát triển; tiềm lựckinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao; khối đạiđoàn kết dân tộc được tăng cường; nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhândân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh, sức mạnh chiến đấu củaquân đội nhân dân và công an nhân dân được nâng lên một bước?

Về khókhăn, thách thức, phải chăng bao gồm: Sự biến động nhanh chóng, phức tạpcủa tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực, nhất là tình hìnhtrên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch; những tác độngtiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế;những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nướcvà trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội?...

Căn cứ vào quy mô và tính chất các nội dung, vấn đề cần điều chỉnh, bổsung phát triển, đề nghị Trung ương cân nhắc việc ban hành Nghị quyếtmới của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới haychỉ ban hành Kết luận của Hội nghị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyếtTrung ương 8 (khóa IX).

5- Về công tác xây dựng Đảng

Tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình xin Ban Chấp hành Trung ươngxem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng sau đây:

Mộtlà, xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng:Như các đồng chí đều biết, Hội nghị Trung ương 2 (khóa XI) đã quyết địnhnâng thẩm quyền ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng từ Bộ Chính trị lênBan Chấp hành Trung ương.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản nàycó ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả thi hành Điều lệ Đảng, giữvững kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy,tổ chức đảng và đảng viên, tạo sức mạnh và sự đoàn kết, thống nhất trongtoàn Đảng. Nhiều khóa trước đây, việc thực hiện Quy chế bầu cử trongĐảng đã tương đối có nền nếp và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình tổchức thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập và có những vấn đề mớiđặt ra, đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, BộChính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổsung Quy chế bầu cử trong Đảng hiện hành theo nguyên tắc: Kế thừa tốiđa những nội dung còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đề đã bộc lộbất cập trong thực tiễn thi hành.

Những nội dung mới của Dự thảo Quy chếlần này chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Phạm vi điều chỉnh của Quychế; việc ứng cử, đề cử, bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Ủyban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổsung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BanBí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; thủ tục ứng cử, đề cử, baogồm điều kiện để được đưa vào danh sách bầu cử, số dư trong danh sáchbầu cử và dự kiến trước việc phân công nhiệm vụ sau khi trúng cử...

Đềnghị các đồng chí, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạtđảng và bằng kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo công tác bầu cử trong Đảng ởcác địa phương, cơ quan, đơn vị, đóng góp nhiều ý kiến xác thực để xâydựng, ban hành Quy chế mới hoàn chỉnh hơn, góp phần thiết thực vào việcnâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng.

Hai là, quyếtđịnh việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng: Theothông lệ và kinh nghiệm chuẩn bị các Đại hội trước đây của Đảng, tạiHội nghị này, Bộ Chính trị trình Trung ương dự kiến thành lập 5 Tiểuban: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban kinh tế-xã hội; Tiểu ban Điều lệĐảng; Tiểu ban Nhân sự; và Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội.

Các Tiểuban có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo Chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội,Báo cáo tổng kết việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệĐảng (nếu có) và Báo cáo công tác nhân sự. Đề nghị Trung ương xem xét,quyết định việc thành lập các tiểu ban với cơ cấu và nhân sự cụ thể đãnêu trong Tờ trình của Bộ Chính trị.

Thưa các đồng chí,

Việc hoàn thành tốt các nội dung chương trình của Hội nghị lần này có ýnghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế-xã hội năm 2014-2015, tiến hành thành công đột phá vềthể chế, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ Tổ quốc và khởi đầu cho quátrình chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng. Vì vậy, đề nghị các đồngchí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảoluận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để hoàn thiện các Báo cáo, Đề án vàxem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Với tinh thần đó, tôixin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhoá XI. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn”.


(TTXVN)

(0) Bình luận
Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng