Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đầu đểkhống chế bệnh kế phát, không kéo dài điều trị bằng kháng sinh mà phảităng cường sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực để nâng cao sức đề kháng cholợn.<!--Session data-->
Bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn, do vi - rút gây ra. Hiện chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Tuy nhiên, lợn bị chết chủ yếu do nhiễm các loại khuẩn kế phát gây các bệnh như dịch tả, tụ huyết trùng, liên cầu khuẩn... Bởi vậy, lợn nhiễm tai xanh vẫn có thể chữa khỏi đạt tỷ lệ cao nếu xử lý tốt các bệnh kế phát theo phác đồ điều trị sau: Điều trị bằng các loại kháng sinh như Gentatylo, Gentamycin, Hanoxilin..., thuốc giảm ho, long đờm, giãn phế quản Broenxin, thuốc hạ sốt Anagigin C, liều lượng mỗi loại 1 ml/10 kg trọng lượng cơ thể lợn; đồng thời bổ sung thuốc trợ sức Vitamin B1, VitaminC, Cafein, Bcomplec, Vitamin ADE, đường Gluco... nếu có triệu chứng viêm phổi; dùng Genorcoli, Ampicoli, Spectiomycin, Tylo300MD, liều lượng 1ml/10kg trọng lượng cơ thể lợn và bổ sung thuốc hạ sốt, trợ lực, đường như triệu chứng viêm phổi, khi lợn có triệu chứng tiêu chảy, phó thương hàn, tả... Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian đầu ( khoảng 1 tuần) để khống chế bệnh kế phát, không kéo dài điều trị bằng kháng sinh mà phải tăng cường sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực để nâng cao sức đề kháng cho lợn.
Phòng bệnh tai xanh bằng tiêm vắc-xin bệnh tai xanh, vắc-xin dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn... thực hiện tốt việc tiêu độc, khử trùng và cho lợn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
(Theo Chi cục Thú y tỉnh)