Để thể hiện tình cảm của mình với Bác Hồ, hơn 50 năm qua, ông Nguyễn Văn Phú,một cán bộ hưu trí 76 tuổi, ở thôn Phố Lang Quán, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn,Tuyên Quang đã lặng lẽ sưu tập tài liệu về Bác.
|
Bác Hồ trong một cuộc gặp với thanh thiếu niên. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Đến nay, ông có hơn 2.000 con tem, hơn 600 bức ảnh và gần 1.000 bài báoviết về Bác Hồ.
Ông Phú tâm sự, mặc dù chưa một lần được gặp Bác nhưng mỗi khi nhìn thấyhình Bác hay đọc bài báo viết về Người, trong lòng tôi lại xuất hiện những cảmxúc dâng trào khó tả. Và đây chính là lý do tôi quyết định tìm hiểu và sưu tầmnhững tài liệu về Bác.
Trong những tài liệu về Bác Hồ mà ông Phú sưu tầm được, có lẽ ấn tượngnhất là bức tranh Lăng Bác làm bằng tem khá kỳ công được ông treo ở vị trí trangtrọng nhất của căn nhà cấp 4 ba gian của gia đình.
Ông Phú kể, năm 2005 sau nhiều ngàysuy nghĩ ông đã quyết định lấy ý tưởng từ Lăng Bác để sáng tạo bức tranh nhân kỷ niệm 115 năm sinh nhật Bác.
Bức tranh khổ 50x75cm có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở trong, bên cạnhlà hình hoa sen, phía bên trên là lá cờ đỏ sao vàng và lá cờ búa liềm. Thân lăngđược tạo từ 115 con tem (tượng trưng 115 năm sinh nhật Bác) với đủ kích cỡ. Contem nào cũng có hình ảnh Bác, lúc là Bác tưới nước trồng cây, khi là Người đọcTuyên ngôn độc lập, lúc là Bác vui đùa với thiếu nhi...
Hiện đã bước sang tuổi 76, nhưng hàng tuần ông Phú vẫn đạp xe hàng chụccây số đến các bưu điện để xin tem thư và đến các hiệu bán sách, báo cũ tìm muanhững tờ báo có bài về Bác Hồ. Khi đến thăm bạn bè, trước lúc ra về, bao giờ ôngcũng dặn bạn, nếu đọc được bài báo nào về Bác thì nhớ gửi hoặc nhắn ông đếnnhận.
Do không có điều kiện in thành sách, ông tập hợp tài liệu sưu tập được vềBác lại thành từng tập, từng album, chia chương mục, sắp xếp theo các giai đoạncủa cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Cũng nhờ đó, mỗi khi có các cháu sinhviên, học sinh đến hỏi hay mượn tài liệu của ông để tham khảo đều được đáp ứngrất nhanh.
Điều đáng chú ý, trong những tài liệu ông sưu tập được, có những tài liệurất quý như bức tranh cổ động cho báo Việt Nam độc lập do Bác Hồ vẽ năm 1941,thông cáo đặc biệt của Bác Hồ, lời huấn thị của Hồ Chủ tịch.
Ngoài ra, cũng từ sưu tâp, nghiên cứu rất cẩn thận từ từng chữ ký của Bác,ông Phú có nhận xét, chữ ký của Bác Hồ theo các giai đoạn lịch sử có nét đưa rấtkhác nhau.
Bà Vũ Thị Nho, 72 tuổi (vợ ông Phú) cho biết, bất kể nắng mưa cứ có thờigian rảnh ông lại đạp xe đi đến khắp các bưu điện, thư viện, nhà bạn bè trongxã, ngoài tỉnh để sưu tập tài liệu về Bác. Cuối tuần con cháu nội ngoại về thăm,ông lại lấy những bức ảnh, bài báo viết về Bác kể cho các cháu nghe, nhiều khiquên cả ăn!
Ông Đào Dần, Bí thư chi bộ thôn Phố Lang Quán nhận xét, ông Phú là mộtđảng viên cần mẫn, mẫu mực, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chibộ đã đem tấm gương của ông và những tài liệu ông sưu tập về Bác cho các đảngviên trong chi bộ học tập theo.
Còn ông Giang Văn Huỳnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang chobiết, việc làm của ông Phú là rất đang trân trọng và biểu dương cho mọi ngườicùng học tập.
Tâm sự với chúng tôi, ông Phú cho biết đang bắt tay vào làm bứctranh về 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội bằng tem thư có hình các dân tộc Việt Nam.Ngoài ra, ông còn có mong muốn được đến các trường học giới thiệu “kho tư liệu”về Bác mà ông đã mất hơn nửa đời người sưu tập để cho thế hệ trẻ “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
(Theo TTXVN)