Đèn pha ô tô là một trong những thiết bị rất quan trọng cho tài xế khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là lái xe vào ban đêm.
Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng biết cách chỉnh đèn pha ô tô đúng chuẩn, dẫn đến khó khăn trong việc lái xe.
Đèn pha ô tô là thiết bị chiếu sáng, giúp người lái có sự quan sát rộng hơn.
Tuy nhiên, khác với các loại đèn khác, đèn pha có thể tạo ra một luồng sáng mạnh và tập trung, có khả năng chiếu sáng từ 100m trở lên giúp người lái quan sát tốt, dễ dàng phát hiện hiện các chướng ngại vật hoặc các xe đang lưu thông ngược chiều với mình.
Để tăng khả năng chiếu sáng tối ưu nhất, đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt - đèn chiếu sáng gần.
Qua đó, giúp người lái có thể làm chủ được tốc độ, xử lý được mọi tình huống bất ngờ trên cung đường.
Có bốn loại đèn pha ô tô phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là đèn halogen, đèn xenon - HID, dèn LED và đèn laser.
Có khá nhiều lái xe vẫn chưa chỉnh đèn pha đúng cách gây mất an toàn cho tài xế và mọi người xung quanh khi di chuyển. Dưới đây là cách chỉnh đèn pha đúng chuẩn:
Đối với đèn pha xenon: Một số xe ô tô được trang bị đèn xenon, tài xế có thể tự điều chỉnh luồng sáng theo tải trọng và tốc độ xe. Do đó các xe này thường được gắn kèm nút xoay để chỉnh đèn pha với các nút điều khiển từ 0 đến 4. Khi gặp các xe đối diện hay xử lý tốt các tình huống xảy ra trên chặng đường của bạn, tài xế chỉ cần điều khiển từ 0 đến 4 tùy theo mong muốn.
Đối với đèn pha halogen: Đối với đèn pha halogen, tài xế có thể điều chỉnh bằng các con vít 3 ke phía sau đèn với các ký hiệu là U – D và L -R
Khi tác động vào vít U – D thì đèn pha sẽ hướng lên trên hoặc xuống dưới.
Khi tác động vào L- R đèn pha sẽ chiếu sáng qua phải hay trái
Bước 1: Cân bằng xe bằng cách bơm đều các lốp và làm sạch các thấu kính
Trước khi tiến hành điều chỉnh đèn pha ô tô, bạn cần đảm bảo sự cân bằng cho chiếc xe qua việc tiến hành bơm các lốp xe vừa đủ, không nên bơm quá căng hoặc quá non. Như vậy, điều chỉnh đèn pha mới đạt sự chính xác.
Ngoài ra, sau khi đặt xe ở vị thế cân bằng, bạn cần làm sạch các thấu kính bên ngoài, có như vậy mới giúp quan sát, căn chỉnh chùm sáng một cách chuẩn nhất.
Bước 2: Xác định vị trí luồng sáng
Để xác định vị trí luồng sáng của đèn pha một cách chính xác bạn cần tiến hành các thao tác sau:
Đỗ xe ở một nền đất, sàn phẳng. Có khoảng cách với bức tường hoặc một màng chắn để thử đèn tầm từ 5m đến 7m.
Bạn kẻ một đường dọc chính giữa, vuông góc với nền (hoặc sàn) trên tường hoặc màng chắn.
Căn đường tim của xe sao cho đường tim của xe đối diện với đường kẻ bạn vừa kẻ bên trên nhằm xác định chính xác vị trí luồng sáng của đèn pha.
Bước 3: Đo khoảng cách đến tim đèn trên xe
Để căn chỉnh đèn pha ô tô được chuẩn thì không thể bỏ qua bước đo các khoảng cách đến tim đèn trên xe. Đó là các khoảng cách từ tim đèn và chiểu cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe. Các khoảng cách mà bạn thu được này chính là cơ sở cho các bước tiếp theo.
Bước 4: Kẻ đường cut – of line
Trên tường hoặc màng chắn, bạn tiến hành kẻ một đường out – of line. Chiều cao của đường này phải thỏa mãn yêu cầu đó là thấp hơn chiều cao đèn khoảng 1 – 2 inch tương đương với khoảng 2,56 – 5,08cm.
Bước 5: Điều chỉnh chiều cao của chùm sáng và tim đèn
Khởi động xe ở tốc độ cầm chừng, bật và chỉnh đèn theo hướng dẫn sao cho độ chụm và chiều cảo của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn. Chiều cao của chùm sáng phải cân bằng với chiều cao tim đèn trên xe và độ chụm chùm sáng vào khoảng 10-15 độ.
Bước 6: Điều chỉnh chùm sáng đèn bên tài sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn
Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn khởi động xe từ từ. Sau đó, bạn tiến hành bật, chỉnh đèn. Bạn hãy điều chỉnh sao cho độ chụm sáng và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn. Nên nhớ một điều, chiều cao của chùm sáng bạn căn chỉnh sao phải tạo sự cân bằng với chiều cao tim đèn trên xe và độ chụm sáng vào khoảng 10 - 15 độ.
Bước 7: Điều chỉnh chùm sáng đèn bên phụ sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn
Tiếp theo, bạn điều chỉnh chùm sáng của đèn phía lái xe. Việc điều chỉnh này cũng cần phải chỉnh làm sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn.
Bước 8: Kiểm tra hai chùm sáng
Sau khi chỉnh chùm sáng đèn từng bên, ta bật cả hai đèn và quan sát xem hai chùm sáng có độ cao và độ chụm của luồng sáng bằng nhau chưa, nếu hai chùm sáng bằng nhau là được.
Bước 9: Kiểm tra
Sau khi lần lượt căn chỉnh các đèn từng bên như ở các bước trên, bạn hãy bật cả hai đèn lên để kiểm tra xem độ cao, độ chụm của hai chùm sáng đã bằng nhau chưa. Nếu kết quả thu được là bằng nhau thì việc căn chỉnh đã thành công. Còn nếu không thì bạn hãy tiến hành căn chỉnh thêm để chúng đạt chuẩn và bằng nhau.
Khi tiến hành căn chỉnh đèn pha ô tô thì cần điều chỉnh độ tụ của đèn về chế độ cốt.
Khi kiểm tra độ chụm của đèn pha, để đảm bảo độ chính xác, cần che đèn cốt hoặc ngắt rắc nối.
Khi thực hiện việc kiểm tra đèn pha phía người lái thì bạn cần che đèn pha bên phụ lại. Ngược lại, khi kiểm tra đèn pha bên phụ thì bạn lại che đèn pha phía người lái.
Việc che đèn xe bạn không được để lâu, thời gian che chỉ dưới 3 phút như vậy mới đảm bảo không làm cháy kính đèn do che lâu sinh ra lượng nhiệt cao.
Sau khi thao tác theo hàng loạt các bước như đã hướng dẫn ở trên, một khâu quan trọng bạn không thể bỏ qua đó là tiến hành chạy thử xe và kiểm tra hệ thống đèn pha hoạt động trong trạng thái tốt không.
Để sử dụng đèn pha một cách hiệu quả nhất, bạn nên thường xuyên kiểm tra đèn xem có bị hỏng hóc, hay cháy bóng nào không để thay thế sửa chữa kịp thời. Thi thoảng bạn cũng cần vệ sinh, lau chùi cho đèn, để đảm bảo độ sáng của đèn không bị bụi bẩn che khuất.
Nên sử dụng đèn pha ở đường cao tốc, tránh sử dụng ở các khu vực đường hai chiều, nhiều khi có thể khiến người đi ngược chiều chói mắt không thể nhìn thấy đường.
Theo VTC News