Những mùa xuân lịch sử của dân tộc Việt Nam

21/02/2010 16:50

Cứ mỗi dịp chàođón xuân về, cả dân tộc ôn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữnước với biết bao chiến công chói lọi giành được vào mùa xuân. Nhữngchiến công đó đã làm nên những mùa xuân lịch sử.<!--Session data--><!--Session data-->


Những mùa xuân lịch sử trước khi Đảng ra đời

Mùa xuân năm 1077 diễn ra trận quyết chiếnchiến lược Như Nguyệt (18-1 đến 2-1077) của quân dân Đại Việt do LýThường Kiệt chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyếnsông Cầu (Bắc Ninh). Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quânTống lần thứ II (1075-1077).

Mùa xuân năm 1258 diễn ra cuộc kháng chiếnchống Nguyên-Mông lần thứ I, trong đó quân và dân ta dưới thời nhà Trầntổ chức phản công bằng trận Đông Bộ Đầu (ngày 29-1-1258), đập tan âmmưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên-Mông.

Mùa xuân năm 1285 diễn ra trận phòng ngự ởVạn Kiếp (2-1285) do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh thắngquân Nguyên-Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ II.

Mùa xuân năm 1288 ghi lại trận phục kíchđường sông của quân dân nhà Trần (Đại Việt) trên sông Bạch Đằng(9-4-1288) do Trần Quốc Tuấn chỉ huy nhằm tiêu diệt quân Nguyên-Môngtrên đường rút chạy, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chốngNguyên-Mông lần III (1287-1288).

Mùa xuân năm 1785 chứng kiến trận RạchGầm-Xoài Mút (20-1-1785) do Nguyễn Huệ chỉ huy, đập tan âm mưu canthiệp của phong kiến Xiêm, đánh đổ các tập đoàn phong kiến của chúaNguyễn ở Đàng Trong.

Mùa xuân năm 1789, chỉ trong vòng 5 ngàyđêm (từ ngày 30-12 đến 5-1 năm Kỷ Dậu - 1789), dân tộc ta dưới sự lãnhđạo tài tình của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã quét sạch 20 vạn quân xâmlược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng kinh thành Thăng Long, giảiphóng Tổ quốc.

Đây là một trong những chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Những mùa xuân lịch sử gắn với sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Mùa xuân năm 1930 ghi lại dấu mốc lịch sửra đời Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Từ đó, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành được nhiềuthắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa dân tộc và thời đại.

Mùa xuân năm 1931: Chứng kiến sự ra đời củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương vào ngày 26/3/1931, tiền thân củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là tổ chức chính trị-xã hội lớnnhất của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Mùa xuân năm 1949: Chiến dịch Cao Bắc Lạng(mở màn ngày 15-3-1949, kết thúc ngày 30-4-1949), là chiến dịch tiếncông của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đánh vào tuyến phòng thủđường 4 và lực lượng chiếm đóng của Pháp ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

Mùa xuân năm 1950:

Từ ngày 25 đến ngày 27-1-1950 diễn ra Chiến dịch BếnCát I của lực lượng vũ trang khu Sài Gòn-Chợ Lớn tiêu diệt một bộ phậnquân Pháp, mở rộng khu căn cứ Long Nguyên - Thanh Tuyền;

Ngày 18-1-1950, diễn ra trận sân bay Bạch Mai củaTiểu đoàn 108 (Mặt trận Hà Nội) tập kích sân bay Bạch Mai - một căn cứkhông quân quan trọng của Pháp ở Hà Nội;

Từ ngày 26-1 đến ngày 1-2-1950, diễn ra chiến dịchCao Lãnh của lực lượng vũ trang Khu 8 trên địa bàn tổng An Tịnh (huyệnCao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) nhằm tiêu hao sinhlực, phá vỡ hệ thống lô cốt, tháp canh của quân Pháp, mở rộng vùng giảiphóng, xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng địch tạm chiếm;

Mùa xuân năm 1951: Chiến dịch Trần Hưng Đạokết thúc thắng lợi vào ngày 18-1-1951, do Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp tổchức, chỉ huy đánh vào phòng tuyến của quân Pháp ở vùng trung du BắcBộ, nhằm phát huy quyền chủ động chiến lược sau thắng lợi chiến dịchBiên Giới (năm 1950).

Mùa xuân năm 1954:

Chứng kiến trận sân bay Cát Bi (7-3-1954) do 32chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích vào sân bay Cát Bi, gópphần phát triển chiến tranh du kích trong chiến cục Đông Xuân1953-1954;

Chiến dịch Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia từ 30-1 đến4-1954, là chiến dịch tiến công của quân đội nhân dân Việt Nam phối hợpvới lực lượng vũ trang cách mạng Lào và Campuchia đánh quân Pháp ở HạLào và Đông Bắc Campuchia;

Chiến dịch Thượng Lào (29-1 đến 13-2-1954) là chiếndịch tiến công của Đại đoàn 308 và một bộ phận lực lượng vũ trangPhathét Lào trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954;

Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ 13-3 đến 7-5-1954),chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân đội nhân dân Việt Nam, làđòn tiến công tiêu diệt lớn nhất, điển hình nhất của quân và dân ViệtNam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giáng đòn quyết định đánhbại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Mùa xuân năm 1963: Trận Ấp Bắc (2-1-1963)là trận chống càn điển hình của quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bạilực lượng càn quét của ngụy quân Sài Gòn được cố vấn Mỹ chỉ huy. Báohiệu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

Mùa xuân năm 1964: Trận chiến đấu đầu tiêncủa không quân Việt Nam (16-2-1964), trong đó máy bay T-28 (số hiệu 963do Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước điều khiển) thuộc Trung đoàn khôngquân vận tải 919 Quân chủng Phòng không-Không quân, bằng 2 loạt đạn bắnrơi máy bay địch, diệt toàn bộ toán biệt kích và tổ lái. Không quânViệt Nam lập chiến công đầu ở mặt trận trên không.

Mùa xuân năm 1965: Trận chiến đấu khôngquân (3-4-1965) của biên đội máy bay MIG-17 thuộc Trung đoàn không quântiêm kích 921, là trận đầu đánh thắng của Không quân nhân dân Việt Nam,mở ra mặt trận trên không chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền BắcViệt Nam. Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ I (7-2-1965đến 1-11968). Quân và dân miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 B 52 và3 F 111), bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, tàu biệt kích của Mỹ.

Mùa xuân năm 1967: Chiến dịch phản công củaquân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti(Junction City) của Mỹ (từ 22-2 đến 15-4-1967), loại khỏi chiến đấu hơn14.000 quân địch, phá huỷ 992 xe quân sự, 112 khẩu pháo, bắn rơi và pháhuỷ 160 máy bay; bảo vệ vững chắc căn cứ, cơ quan đầu não kháng chiến;đánh bại cố gắng lớn nhất của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược lần IIvà cả cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1968: Đêm 30 rạng ngày31-1-1968, quân dân miền Nam nhất tề tổng tiến công và nổi dậy đồngloạt ở 64 thành phố, thị xã và nhiều vùng nông thôn rộng lớn, tiến cônghàng loạt căn cứ quân sự, đánh trúng các sào huyệt, cơ quan đầu nãoquan trọng của quân Mỹ và quân Ngụy, là đòn quyết định giáng vào chiếnlược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.

Mùa xuân năm 1971: Diễn ra Chiến dịch phảncông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm đánh bại chiến dịchQuang Trung của ngụy quân Sài Gòn ở vùng giáp giới 3 nước Việt Nam,Lào, Campuchia từ 27-2 đến 16-4-1971, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, đánh thiệthại nặng 9 tiểu đoàn, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân Quang Trung củađịch. Chiến dịch đường 9 Nam Lào (từ 30/1 đến 3/3/1971), trong đó Quângiải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp với lực lượng cách mạng Lào đánhbại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30-1 đến 23-3-1971) của ngụy quân SàiGòn được Mỹ yểm trợ hoả lực.

Mùa xuân năm 1973: Ngày 15-1-1973, saunhiều thất bại thảm hại, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt mọihành động ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Ngày 27-1-1973, Mỹ buộcphải ký Hiệp định Pari lập lại hoà bình tại Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975: Chiến dịch Tây Nguyên(4-3 đến 24-3-1975) là chiến dịch chiến lược tiến công của Quân giảiphóng Mặt trận Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy MùaXuân 1975, làm thay đổi cơ bản so sánh lực lượng và thế chiến lược giữata và địch, tạo bước ngoặt quyết định, đưa cuộc tiến công chiến lượccủa ta phát triển thành Tổng tiến công trên toàn miền Nam Việt Nam.

Đặc biệt, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến30-4-1975), chiến dịch quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Namtrong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là điển hình vềhiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sựkết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quầnchúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác, kếtthúc chiến tranh.

(Theo Chinhphu.vn)


(0) Bình luận
Những mùa xuân lịch sử của dân tộc Việt Nam