Thực tế, duy trì một khoảng cách lành mạnh là chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp. Nếu cảm thấy mẹ chồng (hoặc mẹ chồng tương lai) có những dấu hiệu dưới đây, tốt nhất là nên cân nhắc về việc dọn ra ở riêng.
Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu có thể nảy sinh do hoàn cảnh của hai gia đình không tương xứng. Ảnh minh họa: shutterstock
Nhiều người, nhất là những ông chồng luôn cho rằng vợ chồng phải sống chung với bố mẹ thì mới là có hiếu! Tuy nhiên, hiếu thảo được đến đâu thì chưa biết, chỉ thấy một việc sờ sờ trước mắt là việc "chung nhà" đã biến cuộc sống trở thành "cuộc chiến". Dù ít hay nhiều thì mẹ chồng - nàng dâu nào cũng không hề thoải mái thực sự với mối quan hệ này. Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cả 2 vô cùng mệt mỏi, tổn thương.
Một phụ nữ Singapore chia sẻ trên diễn đàn Reddit về nỗi khó khăn khi sống chung với mẹ chồng: "Tôi yêu quý bà, nhưng tôi không hài lòng việc bà can thiệp quá sâu vào cuộc sống của vợ chồng tôi. Chồng tôi luôn nói rằng cứ để như vậy, hãy để mẹ làm những điều bà muốn. Tôi đề cao tính riêng tư nên mẹ chồng khiến tôi căng thẳng tột độ".
Một phụ nữ khác phàn nàn rằng việc chung sống với mẹ chồng khiến cô gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái bởi sự can thiệp của bà. Cô nói rằng mẹ chồng không ngừng can thiệp dù cô đã đặt ra ranh giới và nghiêm túc đề nghị.
Mặc dù bố mẹ chồng luôn là một phần của gia đình, nhưng họ không nhất thiết nên can thiệp vào cuộc sống của con cái. Thực tế, duy trì một khoảng cách lành mạnh là chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp.
Vậy khi nào thì không nên chung sống với bố mẹ chồng?
1. Khi mẹ chồng không hài lòng về con dâu
Mẹ chồng luôn muốn tìm cho con trai một người vợ hiền lành, đảm đang và giỏi quán xuyến việc nhà. Nếu con trai lấy người vợ không đáp ứng được những tiêu chuẩn trên, mẹ chồng thường có thái độ khó chịu và luôn chú ý đến những thiếu sót của con dâu.
Trên thực tế, ngay cả khi người con dâu có nhiều điểm mạnh như giỏi giang, thu nhập ổn, tháo vát,… mẹ chồng vẫn luôn tìm được những điểm chưa hoàn thiện để phàn nàn, chỉ trích. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp con dâu thật sự có quá nhiều khuyết điểm, cách cư xử thiếu thấu đáo khiến mẹ chồng không hài lòng.
2. Khi mẹ chồng can thiệp vào các vấn đề về sự riêng tư
Trước khi kết hôn, nhiều người chồng thường để bố mẹ tự quyết hết tất cả mọi việc trong cuộc sống của mình. Vì vậỵ, thói quen ấy khó có thể thay đổi trong phút chốc ngay sau khi lấy vợ. Nhiều trường hợp bố mẹ hay anh chị chồng can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng tư của hai vợ chồng như nuôi dạy con cái, cách sinh hoạt hay cách chi tiêu khiến người vợ cảm thấy không thoải mái.
3. Khi mẹ chồng bỏ qua ranh giới cá nhân
Nếu bạn yêu cầu mẹ chồng không không đăng ảnh con bạn hoặc của bạn lên mạng xã hội mà bà vẫn làm như vậy, cần phải phản đối. Thiết lập ranh giới là một công việc cần thiết khi chung sống. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ chồng vẫn bỏ qua điều đó, việc chung sống là bất khả thi.
4. Khi hoàn cảnh gia đình không "môn đăng hộ đối"
Mặc dù quan điểm sống của xã hội đã trở nên thoáng hơn nhưng việc "môn đăng hộ đối" vẫn rất được quan tâm khi kết hôn. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu có thể nảy sinh do hoàn cảnh của hai gia đình không tương xứng. Thường gặp nhất là gia đình của con dâu không khá giả, thiếu thốn và mẹ chồng có suy nghĩ con dâu lấy con trai của mình vì tiền bạc.
Ngoài ra, gia đình con dâu quá giàu có cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Ở trường hợp này, mẹ chồng có thể cho rằng con dâu thiếu sự tôn trọng với nhà chồng, không quán xuyến việc nhà do được gia đình nuông chiều quá mức. Dù thời đại có thay đổi, sự chênh lệch về hoàn cảnh của hai gia đình cũng đều là nguồn cơn của mâu thuẫn nếu mẹ chồng, nàng dâu không thật sự thấu hiểu nhau.
5. Khi mẹ chồng luôn đúng
Khi bạn và mẹ chồng có bất đồng (dù nhỏ đến mức nào), bà vẫn tìm mọi cách để lôi kéo mọi người (bao gồm cả đối tác của bạn) đứng về phía mình. Theo tiến sĩ Cook, cách làm này của mẹ chồng khiến mối quan hệ của các con được đặt xuống vị trí thứ hai, và quan trọng nhất là sự hài lòng của bà.
Trong nhiều trường hợp, để xoa dịu cảm xúc của mình, bà phớt lờ con dâu - một phương pháp tâm lý sử dụng sự im lặng để hạ thấp nửa kia . Tiến sĩ người Mỹ về tâm lý học gia đình, kiêm chuyên gia trị liệu Bethany Cook đánh giá, đây là một phương pháp đặc biệt khó đối phó.
6. Khi mẹ chồng can thiệp quá đà vào việc nuôi trẻ nhỏ
Nhiều gia đình xảy ra xích mích trầm trọng khi có sự xuất hiện của thành viên mới: một em bé. Khi hai vợ chồng sinh con và muốn nuôi dạy con theo cách của riêng mình, ông bà hoàn toàn không cưỡng lại việc đưa ra những khuyến nghị, lời khuyên, mạnh hơn là đưa ra những quan điểm của riêng họ trong việc nuôi dạy trẻ và muốn các con tuân thủ.
7. Khi mẹ chồng đối xử theo cách khác khi vắng mặt chồng bạn
Bà luôn tỏ ra tôn trọng khi chồng của bạn có mặt, nhưng khi anh không hiện diện, bà có thể công khai chỉ trích hoặc khó chịu với bạn. Điều này có thể khiến bạn trở thành kẻ nói dối và gây ra những vấn đề về lòng tin.
Trong một số trường hợp, mẹ chồng có thể đi nói xấu bạn với gia đình, bạn bè, khiến hình ảnh bạn bị tổn hại, làm vị thế của bạn trong cộng đồng, trong gia đình bị suy yếu, khiến bạn "thất bại toàn tập", do không có mặt để giải thích cho chính mình.
Theo Gia đình