Một đứa trẻ thông minh bố mẹ có thể nhận định từ sớm trong khoảng 9 tháng đến 2 tuổi. Thời gian này, trẻ thông minh thường bộc lộ tố chất đặc biệt mà rất dễ bị coi thường bởi chúng khác biệt.
Biết cười sớm
Cười là một dấu hiệu quan trọng để cha mẹ nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của con mình. Những đứa trẻ biết cười sớm, và cười nhiều là những đứa trẻ sẽ thông minh. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, và nụ cười của trẻ không bình thường, thậm chí không biết cười…
Thường thích ở một mình
Những em bé thần đồng thường có xu hướng thích ở một mình để dành thời gian khám phá bản thân, những món đồ chơi, sách vở hay giải câu đố. Bên cạnh đó, nếu bé thích chơi với những bé lớn tuổi hơn thì đó cũng là một dấu hiệu trẻ thông minh hơn người.
Những đứa trẻ có năng khiếu cũng có thể hơi hướng nội, vì vậy bố mẹ không nên thúc ép chúng làm điều gì đó mà chúng thực sự không thích.
Mút tay
Trẻ dưới 2 tuổi thường có thói quen mút tay. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lo lắng trẻ sẽ nuốt phải vi khuẩn, virus trên tay nên thường cấm con.
Thực tế, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay không phải là điều xấu mà là điều tốt. Não bộ của trẻ ở độ tuổi này cần được kích thích nhiều hơn. Trẻ đưa tay vào miệng chính xác cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Ngoài ra, việc mút tay cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân.
Tuy nhiên, trên 3 tuổi mà trẻ vẫn mút tay thì bố mẹ cần chỉnh sửa lại.
Không giỏi toàn diện
Trẻ tài năng có thể nghiên cứu hàng giờ về một môn học hoặc lĩnh vực kiến thức nhất định. Tuy nhiên, nếu không thích môn nào đó, chúng sẽ không thực sự để tâm. Chẳng hạn, nhà toán học tương lai có thể khá thờ ơ với môn văn khi còn nhỏ.
Chữ viết tay xấu là một đặc điểm khác của đa số trẻ tài năng, do chúng thường viết quá nhanh để cố gắng bắt kịp suy nghĩ của chính mình. Ngoài ra, những đứa trẻ này có xu hướng không muốn tuân thủ nhiều quy định của nhà trường.
Theo Gia đình và Xã hội