Hàng loạt các quy định về tiền lương tối thiểu, thanh lương, bảng lương, hình thức trả lương, trả lương ngừng việc và tiền thưởng lễ, tết sẽ được áp dụng theo chiều hướng mở hơn từ ngày 1.1.2021.
Theo đó, mức lương tối thiểu sẽ được xây dựng dựa trên 7 yếu tố như:
Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;
Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Quan hệ cung cầu lao động;
Việc làm và thất nghiệp;
Năng suất lao động;
Thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia được bổ sung thêm so với trước đó. Ngoài đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp trung ương, Hội đồng còn có thêm các chuyên gia độc lập (Điều 92 Bộ luật Lao động năm 2019).
Từ 1.1.2021, Bộ luật Lao động năm 2019 bãi bỏ các quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động.
Người sử dụng lao động tự quyết định chính sách tiền lương nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc để người lao động biết và tiến hành đối thoại/thương lượng tập thể khi có yêu cầu sửa đổi.
Bãi bỏ 1 thủ tục hành chính gửi thang lương bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung nguyên tắc người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương.
Bổ sung nguyên tắc người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương: Bổ sung nguyên tắc bảo vệ tiền lương: Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao độnghoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Bổ sung nguyên tắc công khai trả lương cho người lao động: Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, nội dung và tiền bị khấu trừ (nếu có).
Trả lương qua tài khoản: Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản và chuyển tiền lương (Luật Lao động năm 2012 chỉ quy định việc thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản).
Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả lương theo hợp đồng lao động.
Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác được trả lương theo thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nếu vì sự cố điện nước, khách quan: 14 ngày làm việc đầu tiên: Không thấp hơn mức lương tối thiểu, từ ngày thứ 15 trở đi: 2 bên thỏa thuận.
- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do 2 bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
- Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
- Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Không phải cứ đến cuối năm, dịp lễ tết thì người sử dụng lao động mới thưởng cho người lao động.
Ngoài tiền mặt, người sử dụng lao động có thể lựa chọn nhiều hình thức thưởng Tết như: Hiện vật, hàng hóa, dịch vụ, cổ phiếu…
Theo Dân trí