Những ẩn chứa sau nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran

22/08/2010 14:41

Với sự kiện bơm nhiên liệu vào nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, Iran một lần nữa chứng tỏ chương trình hạt nhân của nước này là để sản xuất điện và phương Tây đã sai khi cáo buộc họ tìm kiếm phát triển vũ khí từ công nghệ hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr

Còn với Mỹ và các đồng minh, việcnhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ dùng nhiên liệu nhập từ Nga cho thấyIran không cần thiết phải tự làm giàu urani, điều họ lo ngại nhất trongchương trình hạt nhân của Tehran, nếu mục đích của họ hoàn toàn vì hòabình (tức sản xuất điện).

Vậy liệu nhà máy Bushehr có thực sựgây ra mối lo ngại gì về vũ khí hạt nhân hay không, điều gì sẽ xảy ravới các thanh nhiên liệu đã sử dụng, hay mức độ quan trọng của nhà máyđối với Iran lớn tới đâu là những câu hỏi lớn được đặt ra quanh sự kiệnnày.

Nhà máy Bushehr có thực sự gây ra mối lo ngại về phổ biến vũ khí?

Trước đây Washingtonđã chỉ trích Mátxcơva xúc tiến dự án Bushehr trị giá 1 tỷ USD và Ngoại trưởng mỹ Hillary Clinton hồi tháng 3 cho rằng việc khởi động nhà máy là “hấp tấp”.

Nhưng những chỉ trích đó không được lặp lại sau khi Nga vào tuần trước công bố họ sẽ là người bơm nhiên liệu vào nhà máy Bushehr.Bộ Ngoại Mỹ cũng đã tuyên bố họ không coi nhà máy như là mối đe dọa vềphổ biến vũ khí, trong khi vẫn nhấn mạnh “mối lo ngại cơ bản của thếgiới về ý định hạt nhân của Iran”.

Song động thái khởi động nhà máy Bushehr có thể vẫn khiến một số quan chức ở Mỹ và Israel, những đối thủ của Iran, ăn không ngon, ngủ không yên. Mỹ và Israel đặc biệt nghi ngờ chính sách hạt nhân của Iran khi chương trình làm giàu urani của nước này được giấu các thanh sát viên Liên hợp quốc mãi cho tới tận năm 2003.

Bushehr tạo cho Iran con đường thứ hai đến với vũ khí hạt nhân, ngoài làm giàu urani. Đây là một chiến thắng rất rất lớn đối với Iran”, John Bolton, đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc dưới thời Tổng thống Bush cho biết.

Tuy nhiên các nhà ngoại giao và các chuyên gia khác lại hạ thấp lo ngại Bushehr có thể giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Iran cho biết chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm để sản xuất điện hoặc chất đồng vị cho y dược và nông nghiệp.

“Nếu chương trình hạt nhân của Iran chỉ bao gồm các chương trình giống như lò phản ứng Bushehr, thì sẽ không có lo ngại về phổ biến vũ khí”, Ian Anthony, giám đốc chương trình kiểm soát và không phổ biến vũ khí tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay.

“Vấn đề là họ có những cơ sở hạt nhânkhác đang tạo ra mối lo ngại về phổ biến vũ khí thực sự, trong đó cócác hoạt động làm giàu urani”, ông cho hay.

Urani làm giàu ở mức độ thấp có thể dùnglàm nhiên liệu cho các nhà máy điện hoặc nếu được tinh chế tới mức độtinh khiết sẽ cung cấp lõi tách cho vũ khí hạt nhân.

Chính vì vậy mà việc Iran từ chối ngừngcác hoạt động làm giàu bất chấp 4 vòng trừng phạt của Liên hợp quốc kểtừ năm 2006 cũng như các biện phát trừng phạt riêng rẽ khác của Mỹ,châu Âu, đã khiến phương Tây ngày càng lo ngại về mục đích thực sự củahọ.

Điều gì sẽ xảy ra với nhiên liệu đã qua sử dụng ở Bushehr?

Pluton ở cấp độ vũ khí có thể được chiết xuất từ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, có thể cho Iran cách tiếp cận khác trên con đường phát triển bom nguyên tử. Nhưng theo hợp đồng nhiên liệu với Mátxcơva, Iran phải trả lại các thanh nhiên liệu cho Nga sau khi chúng đã được dùng và làm nguội.

Điều khoản hợp đồng này giúp phương Tây giảm gánh lo đôi chút, khiến dự án Bushehr khó có thể giúp Iran nắm được phương thức phát triển bom nguyên tử.

Hơn nữa, nhiên liệu sẽ nằm dưới sự giámsát chặt chẽ của các thanh sát viên của Cơ quan năng lượng hạt nhânquốc tế (IAEA).“Bất kỳ thứ gì xuất đến và xuất ra đều sẽ phải được IAEAchứng thực”, một nhà ngoại giao tại Vienna cho hay.

Mark Fitzpatrick, chuyên gia chống phổ biến vũ khí ở Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, cho rằng Bushehrchỉ “phụ họa” cho căng thẳng hạt nhân Iran hiện nay. “Nó sẽ không làmsự chú ý của thế giới đối với vấn đề làm giàu thực sự bị sao nhãng”,ông cho biết.

Trong khi đó, một nhà ngoại giao châu Âu cho rằng, với Iran, Bushehrlà “bằng chứng cho thấy họ thực sự nghiêm túc trong vấn đề sử dụng nănglượng hạt nhân vì mục đích hòa bình”, mặc dù với các cường quốc phươngTây, nhà máy chứng tỏ Tehran không cần phải sở hữu công nghệ làm giàu,bởi nước này có thể nhập khẩu urani đã tinh chế để phục vụ cho mục đíchnăng lượng dân sự của mình.

Bushehr quan trọng như thế nào với Iran?

Iran luôn nói rằng họ muốn Bushehr, nhà máy sẽ có công suất 1.000 megawatts,là nhà máy đầu tiên trong mạng lưới nhà máy điện hạt nhân của họ vàonăm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao trong nước vàcho phép xuất khẩu thêm nhiều dầu mỏ và khí đốt hơn nữa.

Chuyên gia phương Tây cho rằng mục đích này hiện có vẻ như phi thực tế, bởi Irankhông có kinh nghiệm tự xây dựng các lò phản ứng hạt nhân và nước nàycó thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khi mua chúng ở nước ngoài, do cáclệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.

“Tôi thực sự nghi ngờ họ có thể xây dựngđược một lượng lớn lò phản ứng như thế trong một khoảng thời gian khángắn”, một chuyên gia của Cơ quan năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Paris giấu tên nhận xét.

Trong khi đó, ông Anthonylàm việc tại SIPRI cho rằng mặc dù việc hợp tác hạt nhân vì mục đíchhòa bình với Iran không bị cấm nhưng căng thẳng hạt nhân hiện nay khiếnTehran rất khó tìm được nhà cung cấp sẵn sàng giúp họ xây thêm các lòphản ứng như lò phản ứng tại Bushehr.

Bất chấp những vấn đề trên, theo Fitzpatrick, Iran đã “thở phào nhẹ nhõm” khi nhiên liệu được bơm vào lò phản ứng vào ngày hôm  21-8. “Đây là một ngày trọng đại đối với Iran, là cách để Iran gia nhập hàng ngũ 30 nước (hoặc hơn) sản xuất điện hạt nhân”, ông cho hay.

(Theo Dân trí)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những ẩn chứa sau nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran