Kẽm được biết đến như một khoáng chất vi lượng cần thiết, tham gia hoạt động và sức khỏe của cơ thể. Những người sau đây cần bổ sung chất này:
Phần lớn kẽm trong thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Do vậy những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% số kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.
Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.
Để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có thai thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác. Tương tự, những người đang cho con bú cũng cần bổ sung thêm kẽm.
Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ, cho đến khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể nhận được đủ lượng kẽm hằng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu hằng ngày tăng 50% và một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nữa.
Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm cũng thuộc diện phải bổ sung thêm kẽm. Nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.
Theo Sức khỏe đời sống