Hiệnnay, việcsản xuất lúa giống tạichỗ mới chỉ đáp ứng 1/3 hoặc một nửa nhu cầu của nông dân. Do đó, cáchlàm nhân giống lúa cộng đồng như ở An Giang là một mô hình mới, rất đáng nhân rộng.
AnGiang là địa phương đi đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trongcông tác xã hội hoá giống lúa, nhằm cung ứng đủ giống cho nông dân sảnxuất lúa và thúc đẩy thương mại hóa giống lúa gắn kết với thị trườngtiêu thụ.
Phong trào nhân giống cộng đồng ở An Giang khởinguồn từ cuối năm 2000, thông qua lớp Kỹ năng chọn tạo giống lúa cộngđồng. Đến năm 2004, công tác xã hội hóa giống lúa của An Giang bắt đầuphát triển, phong trào lai tạo, phục tráng và nhân giống lúa đã lanrộng. Những nông dân có điều kiện về đất đai và tâm huyết với nghề đượctập hợp lại thành các tổ, đội sản xuất, cung ứng lúa giống. Từ đó, đãxuất hiện nhiều hộ nông dân sản xuất lúa giống cung cấp cho nhu cầu tạiđịa phương với giá cả phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Quang, - một nông dân ở xã VĩnhKhánh, huyện Thoại Sơn cho biết: “Thấy làm lúa giống năng suất cao hơn,hạt lúa sáng chắc hơn, lợi nhuận cũng tốt hơn so với làm lúa hàng hoá.Làm lúa thường, khi thu hoạch thấp thỏm do không biết tiêu thụ ra sao.Còn làm lúa giống thì đã có bao tiêu sẵn. 1 ha có thể dư thêm 3 triệuđồng.”
Nông dân tham quan mô hình sản xuất lúa giống ở huyện Thoại Sơn – An Giang |
Hoạt động sản xuất và cung cấp giống ở An Giang hiệnđang lớn mạnh dần về số lượng và chất lượng. Năm 2004, toàn tỉnh chỉ có64 tổ sản xuất giống, nhưng hiện đã có hơn 230 tổ, với hơn 3.500 hộ,diện tích sản xuất giống chiếm gần 13.000 ha, mỗi năm cung ứng hơn60.000 tấn lúa giống đạt chất lượng, với giá bán thấp hơn thị trường từ10% - 20%.
Thạc sĩ Đào Huỳnh Nguyên, Phó giám đốc Trung tâmKhuyến nông tỉnh An Giang nhận xét: “Bước đầu chỉ triển khai một vàilớp huấn luyện và qua đó nông dân tự cung cấp giống trao đổi với nhau.Khi hiệu quả ngày càng cao thì phong trào đã mở ra. Qua đó, ngân sáchtỉnh, huyện và doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ nông dân và việc nhân giốnglúa ngày càng phát triển.”
Theo tính toán của bà con nông dân, mỗi ha sản xuấtlúa giống, lợi nhuận thu được từ 13 – 46 triệu đồng, cao hơn từ 600.000- 21 triệu đồng so với sản xuất lúa hàng hóa. Giá bán lúa giống củanông dân cũng thấp hơn các đơn vị khác từ 1.500-2.000đ/kg. Như vậy,hàng năm, An Giang sản xuất được từ 40.000 - 54.000 tấn lúa giống, đãlàm lợi cho xã hội 60 tỷ - 100 tỷ đồng.
Phó Giáo sư - Tiến sỹ Dương Văn Chín, Phó việntrưởng, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long bày tỏ: “Tôi mong muốn ngàycàng có nhiều HTX, CLB vươn lên trong sản xuất lúa giống và cung ứnghạt giống cho toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến là sảnxuất, nhân giống, hạt giống có chứng chỉ, rồi mua bán giống một cáchchính quy.”
Hiện tại, phong trào sản xuất giống cộng đồng ở AnGiang đang phát triển mạnh, nhiều tố nhân giống trở thành vệ tinh cungứng giống cho các Công ty giống, Trung tâm giống, như các Tổ sản xuấtgiống ở Long Kiến, Nhơn Mỹ (Chợ Mới), Vĩnh Hòa (Châu Thành), Vĩnh Phú(Thoại Sơn).
Đến nay, đã có khoảng 25 giống lúa được nông dân laichọn. Nhiều tổ giống còn mua thêm máy cày, máy cấy, máy sấy, máy gặtđập liên hợp, máy phân loại và làm sạch hạt để nâng cao chất lượng sảnphẩm. Một số tổ giống cũng đang hướng đến việc “thương mại hóa giống”,phát triển thành trang trại, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh hay Côngty Giống.
Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giangcho biết: “Việc xã hội hoá công tác giống đã đáp ứng nhu cầu của ngườidân. Sắp tới tỉnh tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới xã hội hoágiống lúa bằng cách tiến tới thành lập các HTX hoạt động có thươnghiệu, nhãn mác…
Tỉnh An Giang cũng đang mở ra nhiều hướng đi mới chocông tác xã hội hoá lúa giống, để nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạovà giúp nông dân làm giàu trên đồng ruộng của mình.
(Theo VOV)