Nhà ở xã hội và nỗi lo đâu cơ

04/02/2010 15:36

Sau gần một năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết vềchương trình nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội, đến nay người lao động đang phải đối diện với một thực tế là giá nhà ở xã hộivẫn quá cao so với khả năng chi trả của họ.

Hiện nay, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đang gặp khó khăn về nhà ở. Trên cả nước có 194 khu công nghiệp thu hút khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và 1,2-1,5 triệu lao động gián tiếp; có gần 400 trường đại học, cao đẳng và trên 300 trường trung học dạy nghề, hàng năm đào tạo khoảng 3 triệu sinh viên. Ngoài ra tại khu vực đô thị còn khoảng 600-700 nghìn cán bộ, công chức (chiếm 1 phần 3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức) và nhiều đối tượng thu nhập thấp khác còn gặp khó khăn về chỗ ở.

Cung - cầu chưa gặp nhau


Nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở thu nhập thấp tại các địa phương trên cả nước rất lớn. Theo báo cáo, có 264 dự án nhà ở công nhân đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 59.245 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 5.455 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 53.790 tỷ đồng; có 263 dự án nhà ở thu nhập thấp đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng, số căn hộ dự kiến cần đầu tư khoảng 205.380 căn hộ, nhằm đáp ứng cho khoảng 821.520 người.

Ông Trần Đường, phòng kinh doanh dự án, Công ty CP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS cho biết, hiện công ty đang có 5 dự án xây dựng nhà ở xã hội ở Thái Bình và có 1 dự án đã thành phẩm bán cho thị trường. Thế nhưng, các căn hộ vẫn đang trong tình trạng ế ẩm do nhiều người không thích ở căn hộ và giá thành vẫn còn ở mức cao đối với nhiều người. Ngoài ra, thực tế người có nhu cầu thực sự lại không mua được nhà trong khi người mua được nhà theo giá thấp nhưng họ liền mua bán trao tay để thu phần chênh lệch, có tiền đầu tư vào những lĩnh vực khác...

Sau gần một năm kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội, đến nay, chưa kể đến những vấn đề về hồ sơ thủ tục, tiêu cực trong xét duyệt... người lao động đang phải đối diện với một thực tế là giá nhà ở xã hội vẫn quá cao so với khả năng chi trả của họ.

Và các bất cập khác


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, việc xác định giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2009/TT-BXD ngày 30-6-2009. Theo đó, giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp được xác định trên cơ sở lợi nhuận định mức (tối đa không vượt quá 10% chi phí đầu tư). Nguyên tắc tính giá này nhằm đưa ra mức giá “trần” để bảo đảm phù hợp với điều kiện thu nhập thấp của các đối tượng, đồng thời vẫn tạo sự chủ động cho các chủ đầu tư trong quá trình xác định giá phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án. Tuy nhiên, ông những bất cập từ qui định này lại phát sinh khi một doanh nghiệp làm tốt, áp dụng công nghệ tiên tiến, giá thành sản xuất hạ thì lợi nhuận sẽ ít đi. Ngược lại, một doanh nghiệp làm kém hiệu quả, kéo dài thời gian thi công, giá thành sản xuất cao và sẽ thu được lợi nhuận cao. Theo các doanh nghiệp đầu tư, trở ngại lớn nhất hiện nay khi xây dựng nhà ở xã hội là khó khăn về quĩ đất, vốn và các thủ tục hành chính. Vốn để xây dựng nhà ở xã hội là vấn đề “đau đầu” đối với các doanh nghiệp. Đối với các dự án nhà ở thu nhập thấp thì các chủ đầu tư khó có thể huy động vốn ứng trước của người mua như khi tham gia đầu tư nhà ở thương mại; thời gian thu hồi vốn kéo dài nếu áp dụng hình thức cho thuê, thuê mua. Các thủ tục hành chính cũng cần phải được cải cách nhanh gọn, thông thoáng hơn.

 (Theo VOV)

(0) Bình luận
Nhà ở xã hội và nỗi lo đâu cơ