Vào những ngày cận Tết, người lớn bận rộn với nhiều việc nên trông nom trẻ không cẩn thận, khiến nhiều tai nạn rất đáng tiếc xảy ra...
Phỏng nước sôi, phỏng lửa là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ trongnhững ngày cận Tết khi mà mật độ nấu nướng, đám tiệc gia tăng, sự lơ làcủa người lớn, đôi khi chỉ trong tích tắc cũng dẫn đến hậu quả nặng nềcho con trẻ.
Bình thường, khoa Phỏng - Chỉnh hình của Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1(TP.HCM) chỉ có hơn 10 trẻ bị phỏng phải nằm viện điều trị nội trú,nhưng trong tuần qua, khoa tiếp nhận 30 trẻ bị phỏng, trong đó 6 trườnghợp nặng, phải phẫu thuật, cắt lọc, ghép da.
Có mặt tại khoa hôm 6.2, chúng tôi chứng kiến nhiều trẻ bị phỏngthật tội nghiệp. Bé C.T (4 tuổi) đau đớn bởi vết phỏng ở phần lưng,mông, đùi, phải quấn băng khắp người để tránh nhiễm trùng. Trong lúcngười lớn bận công việc, bé chạy chơi rồi bị té vào nồi cháo đang sôi.M.T (20 tháng tuổi) thì bị phỏng bởi chảo dầu ăn đang nóng, vết thươngphỏng cũng lan từ phần lưng, mông xuống đến chân...
Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Phỏng - Chỉnh hình, cho biết:"Năm nào cũng vậy, vào dịp Tết, tình trạng trẻ bị tai nạn do phỏng xảyra nhiều hơn ngày thường từ 10 - 20%. Riêng trong tuần qua, số trẻ bịphỏng phải nằm viện tăng nhiều. Tai nạn xảy ra nhiều ở trẻ vào dịp cuốinăm là do người lớn bận rộn, nên việc trông nom trẻ không được cẩnthận. Nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn rất đáng tiếc như: trẻ kéo đổbình nước sôi lên người, kéo đổ chảo dầu nóng, hay té vào nồi canh, nồicháo đang sôi, khiến nhiều trẻ phải mang sẹo suốt cả đời do hậu quả củaphỏng gây ra".
Mới đây khoa Cấp cứu của BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận một bệnhnhi vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, tím tái, phải thở bằngoxy, tổn thương não, có những cơn gồng cứng người... Đó là em L.T.T (15tháng tuổi, nhà ở H.Nhà Bè). Trong lúc người nhà đang bận việc, bé đãđến xô nước lớn nghịch chơi, rồi té úp mặt vào nước. Người nhà pháthiện đưa bé vào BV Q.7 sơ cấp cứu ban đầu, cho thở oxy rồi chuyển đếnBV Nhi đồng 2. Các bác sĩ nhận định bé bị tổn thương não, hôn mê (dongạt nước)... mà "nếu phát hiện trễ thì nguy cơ bệnh nhi bị tử vong rấtcao".
Hiểm họa từ những loại hạt
Theodự báo của BV Nhi đồng 1 vừa đưa ra, trong tháng 2 (dịp trước và sauTết Nguyên đán), loại bệnh sẽ xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ là các bệnh đườngtiêu hóa, nhiều nhất là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; kế đó là tìnhtrạng tai nạn sinh hoạt (phỏng, dị vật đường thở, đường ăn)... |
Theo ghi nhận của PV, dịp Tết là thời điểm cácBV nhi tiếp nhận rất nhiều trẻ bị hóc các loại hạt, nhất là hạt dưa.Chỉ trong một tuần qua, khoa Tai - mũi - họng, BV Nhi đồng 1, tiếp nhậnđến 10 ca bị hóc, trong đó có 5 trẻ bị hóc hạt dưa, 2 trẻ hóc hạt đậuphộng, 1 trẻ hóc hạt me... Có trường hợp, trẻ bị hạt dưa chui vào đườnghô hấp gây sưng phổi, ho kéo dài và khi đưa vào BV khám mới phát hiệnra.
Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai - mũi - họng BV Nhi đồng 1,cảnh báo: "Hóc dị vật, hóc các loại hạt là tai nạn thường xảy ra ở trẻnhỏ, nhưng vào những ngày cuối năm tăng rất cao do trẻ thấy hạt dưa,hạt bí... để trên bàn, lấy tay vốc cả nắm đưa vào miệng và bị sặc, hạtchui vào đường thở. Bình quân ca trực mấy ngày Tết, chúng tôi tiếp nhận2-3 trẻ bị hóc hạt dưa/ngày".
Tương tự, các bác sĩ ở BV Nhi đồng 2 cũng cho biết những ngày cuốinăm, bố mẹ bận rộn nên ngoài tai nạn hóc hạt dưa, hạt hướng dương, hócxương, thì hóc đồng xu cũng rất thường gặp. "Tai nạn phỏng để lại sẹo,gây co rút, phải mổ đi mổ lại nhiều lần...; té cầu thang có thể gâychấn thương sọ não; còn hóc dị vật vào đường thở có thể gây ngạt, suyhô hấp dẫn đến tử vong...", một bác sĩ nhi cảnh báo.
(Theo Thanh niên)