Người chăn nuôi ngại tái đàn

09/07/2010 14:47

Là tỉnh đầu tiên phát dịch và công bố hết dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn, nhưng tới thời điểm này, việc khôi phục đàn lợn ở tỉnh Hải Dương vẫn rất khó khăn vì tâm lý e ngại của người dân.

Đàn lợn nhà anh Đàm Đình Huệ được khôi phục sau dịch.

Ngại dịch bệnh tái phát

Theosố liệu của Sở NN&PTNT Hải Dương, sau đợt dịch, đàn lợn của tỉnhước còn 6.000 con, trong đó tổng số lợn nái còn khoảng hơn 100.000 con.Trong số 500.000 con lợn thịt còn lại, là số lợn phải “găm”lại vì khótiêu thụ, sau dịch, được đem bán ồ ạt, dẫn đến chuồng trại bỏ trống rấtnhiều.

Hiện lợn hơi xuất chuồng đang đượcbán với giá 25.000 đồng/kg, cao hơn từ 4.000 - 6.000 so với khi códịch, nhưng tính ra nếu cần 3kg thức ăn mới tăng trọng được 1kg lợnhơi, với chi phí bình quân 8.500 đồng/kg thức ăn hiện tại thì ngườichăn nuôi vẫn tiếp tục bị thua lỗ.

Trongđợt dịch vừa qua, toàn tỉnh có 65 xã, thị trấn thuộc địa bàn 9 huyện,thị xã có dịch tai xanh. Có 9.890 con lợn bị bệnh tai xanh, trong đó có2.265 con được điều trị khỏi, tiêu huỷ 7.391 con, ước tính thiệt hạihơn 20 tỷ đồng.
Anh Bùi Văn Nhiên ở xã VănTố (Tứ Kỳ) cho biết: “Trang trại nhà tôi có 50 con lợn nái và 450 conlợn thịt siêu nạc, trận dịch vừa qua, tôi phải tiêu huỷ gần hết. Giờmuốn khôi phục chăn nuôi lại, thiếu vốn đã đành nhưng lo mầm bệnh chưahết nên tôi phải chờ thêm thời gian nữa mới dám nuôi lại”.

Đểphục vụ kế hoạch khôi phục đàn lợn trên địa bàn, ngày 1 - 7 vừa qua,Chi cục Thú y tỉnh đã cùng Phòng thú y huyện Bình Giang tiến hành kiểmtra việc vệ sinh môi trường và triển khai kế hoạch tái đàn tại xã TháiHoà và Nhân Quyền (nơi vốn là tâm điểm của dịch tai xanh). Qua kiểm tracho thấy, quá trình vệ sinh chuồng trại và chuẩn bị các điều kiện đểkhôi phục sản xuất đã được bà con thực hiện tốt.

Bêncạnh đó, có một số hộ gia đình đã chăn nuôi lại từ cách đây một thángnhư gia đình anh Đàm Đình Huệ ở xã Bình Minh (Bình Giang). “Cách đâymột tháng, tôi cũng đã nhập 150 con lợn sữa từ trang trại tin cậy ở xãBình Xuyên về. Sắp tới tôi sẽ nhập thêm 50 con nữa để nhanh chóng khôiphục lại chăn nuôi như ban đầu” - anh Huệ cho biết.

Lo chất lượng lợn giống

Vềkế hoạch khôi phục đàn lợn của tỉnh, ông Nguyễn Văn Tịnh - Phó Giám đốcSở NN&PTNT Hải Dương cho biết, việc tái đàn hiện nay không chịu sứcép về nguồn giống (do đàn lợn nái của tỉnh hiện chiếm 18% tổng đàn) màcó nhiều lo ngại về chất lượng giống. Vì trong thời gian có dịch, nhiềuhộ nuôi lợn nái vẫn cho phối giống. UBND các sở, ban, ngành liên quanphối hợp để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi. Đồng thời, việc chănnuôi phân tán trong nông hộ ở Hải Dương (hiện đang chiếm 30% trong cơcấu chăn nuôi) chưa làm tốt công tác tiêm phòng dịch, gây khó khăntrong việc quản lý dịch bệnh.

Để khắc phụcnhững khó khăn trên, Sở cần có hướng dẫn cụ thể kế hoạch khôi phục đànlợn và cung cấp cho bà con những địa chỉ tin cậy, có nguồn giống sạchbệnh. Đặc biệt, theo các chuyên gia thú y, virus gây bệnh tai xanh tồntại trên lợn đực giống tại những nơi có dịch kéo dài tới 92 ngày, vìvậy nên hạn chế cho lợn nái phối giống trực tiếp trở lại. Cơ quan thú ycần lấy mẫu huyết thanh của lợn đực giống gửi đi xét nghiệm, kiên quyếtloại thải lợn đực giống không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

(Theo Dân Việt)

Dự kiến, đề nghị hỗ trợ sau dịch cho hộ đã tiêm phòng vắc xin khôi phục quy mô nuôi 5 con nái trở lên sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/nái ngoại, 500.000 đồng/nái lai, nái thuần, hỗ trợ 300.000 đồng khi khôi phục quy mô 300 con lợn thịt trở lên. Hộ không tiêm phòng vắc xin nếu khôi phục nuôi quy mô đàn 5 lợn nái trở lên, được hỗ trợ lãi suất tiền mua giống lợn trong vòng 1 năm, khôi phục nuôi quy mô đàn 30 lợn thịt trở lên, được hỗ trợ lãi suất tiền mua giống lợn trong vòng 6 tháng.


(Sở NN&PTNT Hải Dương)


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Người chăn nuôi ngại tái đàn