GS Ngô Bảo Châu mới về nước công tác và được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp đón. Phó Thủ tướng chúc mừng thành tích khoa học của giáo sư và bày tỏ hy vọng anh đoạt giải thưởng Fields năm nay.
Chiều 21-7, Ngô Bảo Châu đã có cuộc gặp thân mật vớiHội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,chủ tịch hội đồng, chúc mừng thành tích khoa học của giáo sư Bảo Châuvà bày tỏ hy vọng anh đoạt giải thưởng Fields năm nay.
Ngô Bảo Châu. Ảnh: diendantoanhoc.org. |
Fields Medal là giải thưởng toán học danh giá nhấtthế giới, thường được ví như "Nobel toán học". Giải thưởng này do Hộinghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ -dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt. Hội nghị sắp tới diễn ra tháng 8tại Ấn Độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong số hai khách mời trẻ phátbiểu trong phiên toàn thể.
Tên của những người đạt giải thưởng Fields sẽ được công bố tại hội nghị.
Những dự đoán về khả năng giáo sư Ngô Bảo Châu, 38tuổi, sẽ giành giải thưởng danh giá này nổi lên từ sau khi công trìnhtoán học của ông được đánh giá là một trong 10 phát hiện tiêu biểu nhấtcủa năm 2009. Châu đã chứng minh được bổ đề cơ bản Langlands - một vấnđề hóc búa của thế giới toán học trong suốt 30 năm qua.
Vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands phát triểnmột lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hainhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loàingười sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành củatoán học hiện đại như số học, đại số và giải tích.
Ngô Bảo Châu đã làm được điều đó, công bố kết quả năm 2008 và được xác nhận năm ngoái.
Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Việnnghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những ngườilàm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu.Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận".
Tên tuổi của Ngô Bảo Châu bắt đầu nổi tiếng thế giới kể từ năm 2004,khi anh được nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán họcClay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong nămnhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”.Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầutiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay,anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sanglàm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vậtlý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giảiFields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán họcOberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giảithưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng học chuyên toán đại học Tổng hợp (nay là đại học quốc gia). Mùahè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giànhhuy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàngOlympic Toán quốc tế tại Đức. Sau đó Châu sang Pháp để học tại Đại họcParis 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạmParis - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31,anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tạiĐại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
Năm ngoái, Châu được mời giảng dạy tại Đại học Chicago.
“Rõ ràng đây là một trong những nhà toán học xuất sắcnhất thời đại của chúng ta. Tôi kỳ vọng những điều thực sự lớn lao từngười thanh niên này”, Robert Fefferman, giáo sư toán kiêm trưởng khoaVật lý của Đại học Chicago, phát biểu.
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàngđầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham giagiảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướngdẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa họctự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châuđược đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thànhgiáo sư trẻ nhất trong nước.
(Theo Vnexpress)