Tính từ 17h ngày 11.9 đến 17h ngày 12.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.478 ca nhiễm mới, trong đó có 11.469 ca trong nước; 261 ca tử vong.
Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng của Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13 (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh). (Ảnh: TTXVN)
Trong số ca nhiễm trên, tại TP Hồ Chí Minh (6.158), Bình Dương (3.188), Đồng Nai (974), Long An (285), Kiên Giang (117), Tây Ninh (93), Tiền Giang (80), Cần Thơ (68), An Giang (62), Quảng Bình (61), Đồng Tháp (49), Khánh Hòa (46), Bà Rịa-Vũng Tàu (46), Bình Phước (33), Quảng Ngãi (30), Cà Mau (22), Hà Nội (20), Đắk Nông (17), Bình Thuận (16), Bình Định (16), Phú Yên (14), Quảng Nam (12), Đắk Lắk (12), Thanh Hóa (12), Đà Nẵng (12), Bạc Liêu (8 ), Trà Vinh (7), Bến Tre (3), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Ninh Thuận (2), Vĩnh Long (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.650 ca trong cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang đăng ký bổ sung 548 ca nhiễm được lấy mẫu từ các ngày trước.
Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 458 ca. Tại TP Hồ Chí Minh tăng 529 ca, Bình Dương giảm 783 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, Long An giảm 52 ca, Kiên Giang giảm 48 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.633 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 613.375 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.235 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 608.997 ca, trong đó có 371.804 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.
Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (298.029), Bình Dương (157.018), Đồng Nai (34.816), Long An (28.159), Tiền Giang (12.205).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 11.116 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi 374.578.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.057 ca; trong đó, thở ôxy qua mặt nạ: 3.835 ca, thở ôxy dòng cao HFNC: 1.123 ca, thở máy không xâm lấn: 140 ca, thở máy xâm lấn: 929 ca và ECMO: 30 ca
Số bệnh nhân tử vong:
Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 261 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (200), Bình Dương (39), Long An (5), Đồng Nai (6), Bình Thuận (3), Tiền Giang (2), Đồng Tháp (2), Trà Vinh (1), Khánh Hòa (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 281 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.279 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: Phước Tuệ/TTXVN)
Tình hình xét nghiệm
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 355.871 xét nghiệm cho 982.718 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27.4.2021 đến nay đã thực hiện 14.967.670 mẫu cho 43.448.641 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 11.9 có 1.016.059 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế tiếp nhận 200.000 liều vaccine COVID-19 từ Bỉ và Slovakia.
TP Hồ Chí Minh:
Sở Y tế trình kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 sau ngày 15.9 tới cho UBND thành phố. Theo Sở Y tế, TP Hồ Chí Minh đã hoàn thiện mô hình tháp 3 tầng, hiện nay đã có 10 bệnh viện, Trung tâm hồi sức cấp cứu với quy mô 5.000 giường hồi sức và 82 bệnh viện tầng 2 với 60.670 giường bệnh.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tử vong, Thành phố duy trì và nâng cao năng suất hoạt động của cơ sở này cho đến khi kiểm soát được dịch bệnh. Giữ lại cơ sở hạ tầng của các Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 để sẵn sàng hoạt động khi dịch tái phát.
Duy trì một số bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị COVID-19. Đối với các bệnh viện quận, huyện khi trở về công năng ban đầu phải bảo đảm duy trì khu cách ly điều trị dành cho F0 với quy mô giường tối thiểu là 20-40 giường có oxy tùy theo quy mô của bệnh viện.
TP Hồ Chí Minh sẽ định kỳ tổ chức giao ban công tác điều trị thuộc tầng 2, tầng 3 do Sở Y tế chủ trì nhằm tăng cường sự kết nối và liên thông giữa các bệnh viện trong việc chuyển viện 2 chiều, tăng cường chuyển giao kỹ thuật về hồi sức cấp cứu.
TP Hà Nội:
Đến sáng 12.9, ngành y tế Hà Nội và các đơn vị Trung ương trên địa bàn đã tiêm 4,8 triệu liều vaccine COVID-19 cho hơn 4,2 triệu người dân Thủ đô. Hơn 611.800 người tiêm đủ 2 mũi.
Trong ngày 11.9, Hà Nội đã tiêm được 411.452 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19. Tổng số mũi tiêm thực hiện trên địa bàn thành phố qua các đợt tiêm chủng là 3.906.597 mũi, đạt tiến độ 77,1%.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi, trong chiến dịch tiêm vaccine cho toàn bộ người dân Thủ đô từ 18 tuổi trở lên để sớm hoàn thành vào ngày 15.9 tới.
Theo TTXVN