Người đứng đầu Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức cảnh báo ngành công nghiệp - trụ cột của nền kinh tế Đức - sẽ sụp đổ nếu Berlin quyết định áp đặt lệnh cấm vận đối với khí đốt của Nga.
Kênh truyền hình RT (Nga) đưa tin ông Russwurm nói rằng nếu một lệnh cấm vận như vậy xảy ra sẽ dẫn đến những tác động rất lớn, như thể một chiếc xe chạy quá giới hạn tốc độ trên đường cao tốc, kéo theo suy thoái và thất nghiệp.
Người đứng đầu BDI dự báo nếu không có khí đốt của Nga, các mạng lưới công nghiệp sẽ sụp đổ. Ông nói thêm rằng tại thời điểm này, không thể định giá những khoản mất mát có thể xảy ra hoặc đưa ra một con số về thiệt hại đối với người dân thân nếu kịch bản trên xảy ra.
Theo ông, nước Đức có thể chứng kiến sự tan rã của chính ngành công nghiệp mà Berlin rất tự hào vì đã vượt qua đại dịch COVID-19.
Chủ tịch BDI cũng đặt vấn đề với lời kêu gọi của nhà hoạt động môi trường để loại bỏ hoàn toàn khí đốt và nắm lấy năng lượng tái tạo thay vì trở nên phụ thuộc vào một số nước.
Theo ông Russwurm, khí đốt là một nguồn năng lượng cực kỳ hiệu quả, kể cả về mặt khí hậu. Ông lưu ý Berlin trước đó đã thông qua kế hoạch loại bỏ dần than chỉ với giả định rằng nước này sẽ có đủ khí đốt tự nhiên.
Dù vậy, ông Russwurm nhấn mạnh rằng Berlin nên chuẩn bị cho mọi tình huống, trong đó có việc Moskva khoá van khí đốt.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh yêu cầu các nước áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva phải thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp kể từ ngày 1/4. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo nếu các đối tác không làm như vậy sẽ vi phạm hợp đồng vì Nga sẽ không cung cấp cung cấp.
Cùng ngày hôm đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire và Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói rõ rằng Paris và Berlin sẽ không bị Moskva “tống tiền”, đồng thời từ chối thanh toán bằng đồng rúp với lý do các điều khoản của hợp đồng khí đốt hiện có.
Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào Ukraine hôm 24/2, Moskva đã phải hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có. Mỹ, Anh, Canada, Australia, Nhật Bản và toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) đã nhắm mục tiêu vào tài sản của ngân hàng trung ương, một số ngân hàng thương mại quốc gia lớn và toàn bộ ngành công nghiệp của Nga. Chính phủ Nga đã tuyên bố sẽ trả đũa bằng các biện pháp đối phó của riêng mình.
Theo Báo Tin tức