Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, đến năm 2020 ngành chăn nuôi vẫn phải phụ thuộcvào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
|
Hiện tại, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển chủ yếu ở hộ gia đình là chính
|
“Đến năm 2020, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước ta vào khoảng 15 triệu tấn, trong đó thủy sản chiếm hơn 70% (9,8 triệu tấn). Muốn đạt được sản lượng đó chúng ta phải nhập khẩu khoảng 50% lượng nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi”, ông Giao cho biết.
Theo ông Giao, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước trong năm 2009 là 8,5 triệu tấn và có đến 30% nguyên liệu để sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, dễ hiểu tại sao giá thức ăn chăn nuôi trong nước thường cao hơn các nước trong khu vực 5-8%.
Theo ông, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, nuôi theo từng hộ gia đình chứ không đi theo hướng chăn nuôi công nghiệp. "Chi phí thức ăn chiếm 70-80% tổng chi phí nên người chăn nuôi muốn giảm chi phí đầu vào và có lãi, buộc phải đi theo hướng chăn nuôi công nghiệp", ông nói.
Cục Chăn nuôi cho biết, trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, cả nước sẽ có đàn gia cầm vào khoảng 4,5 triệu con, heo là 3,5 triệu con, bò 12,5 triệu con, bò sữa là 500.000 con, tập trung chủ yếu phát triển theo hướng trang trại, hợp tác xã để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng của người tiêu dùng trong nước.
Hiện mức tiêu thụ thịt bình quân hàng năm tại Việt Nam khoảng 40 kg/người/năm, đạt mức trên trung bình so với các nước châu Á. Đến năm 2020, mức tiêu thụ vào khoảng 57kg/người/năm.
(Thời báo Kinh tế SG)