Đời sống văn hóa

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Theo VTC News 02/09/2023 13:40

Những hiện vật, tư liệu... gắn với quá trình hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn được trưng bày tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 1

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (địa chỉ 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1) vừa mới khánh thành là một địa chỉ "đỏ" giới thiệu các hiện vật chiến đấu của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 2

Đây là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đặc biệt là bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 3

Căn nhà của bảo tàng được giữ nguyên kiến trúc xây dựng từ 1963, nay đã tròn 60 năm tuổi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nó đã trở thành nơi thực hiện các nhiệm vụ công tác bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn như hội họp, trao đổi thư từ, tài liệu, cung cấp tiền vàng ra chiến khu…

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 4

Bảo tàng chịu sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương, đồng thời thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai (người hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc tỷ phú Mai Hồng Quế, Năm USOM - thầu khoán Dinh Độc Lập).

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 5

Đến Bảo tàng, du khách được gặp chiếc xe đạp máy hiệu Velo Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai giao cho nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ (bí danh Thu Ba) trước năm 1968, để làm trạm giao liên biệt động Sài Gòn tại vùng xôi đậu ấp Trung Viết, xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi). Chiếc xe thực hiện nhiệm vụ đưa đón cán bộ nội thành ra vào chiến khu Củ Chi, chuyển thư từ, tài liệu, tiền vàng, thuốc tây… giao cho Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Bà Ngọc Huệ đã tặng lại kỷ vật quý trên cho Bảo tàng.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 6

Có mặt tại bảo tàng, bà Ngọc Huệ bồi hồi khi nhớ về khoảng thời gian hoạt động cách mạng: “Về đây thấy những kỷ vật được trưng bày cẩn thận, gặp lại chiếc xe đạp Solex ngày xưa cùng mình chinh chiến trong thời làm giao liên mà tôi muốn rớt nước mắt. Tôi nhớ cả những người đồng đội cũ nữa".

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 7

Anh Trần Vũ Bình, con trai Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai cho biết, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là một chứng tích của lịch sử, của thời kì hoạt động cách mạng đầy gian khó nhưng rất đáng tự hào của cha ông, của những thế hệ đi trước.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 8

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 9

Ông hy vọng nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là lớp trẻ sẽ biết thêm về một thời kì hào hùng của dân tộc, được biết thêm về những câu chuyện thời chiến, từ đó sống và học tập cho xứng đáng với công lao của thế hệ trước

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 10

Bảo tàng có 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá gắn liền với lực lượng biệt động, gồm: Bộ sưu tập các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; Xe các chiến sĩ biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động; Vũ khí; Vật dụng sinh hoạt; Dụng cụ đồ nghề sản xuất của Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai trong vỏ bọc nhà thầu khoán Dinh Độc Lập; Thiết bị thông tin liên lạc…

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 11

Tại bảo tàng, lần đầu tiên một hình ảnh tổng quan về mạng lưới và cách thức hoạt động đầy bí ẩn của lực lượng được hiện hữu đầy đủ và rõ nét qua hệ thống các hầm chứa vũ khí, hầm ém quân được xây dựng ngay trong lòng địch trong nhiều năm phục vụ cho các trận đánh huyền thoại của biệt động giữa lòng Sài Gòn và Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 12

Chiếc xe Mobylette được độ chế với chiếc cốp nhỏ bên trong để giấu kíp nổ, thư từ vận chuyển cho lực lượng kháng chiến.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 13

Máy đánh chữ trong văn phòng của tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày thống nhất đất nước.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 14

Bộ dụng cụ làm nghề mộc phục vụ cho công việc nhà thầu khoán Dinh Độc Lập của ông Trần Văn Lai.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 15

Chiếc máy ảnh kỷ vật của anh hùng biệt động Trần Văn Lai.

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 16

Nhiều loại thiết bị khác cũng có ở Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định: máy chiếu phim nhựa hiệu SANKYO DUALUX – 8 (trên máy có dòng chữ "Do dy No. 800420 Sankyo Sei ki MFG.CO.LTĐ - Zapan", mặt trước máy màu xám, mặt sau màu đen, có nắp đậy); máy chiếu hiệu Canon P.8 - Cinema star (Nhật Bản sản xuất, có hình hộp chữ nhật, màu trắng, mặt sau màu đen).

Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định - 17

Thiết bị được sử dụng soi chiếu ảnh, phân tích tình hình, lên kế hoạch tác chiến, hoạt động, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1962 - 1968)... cùng rất nhiều hiện vật quý là vật dụng sinh hoạt của lực lượng Biệt động Sài Gòn: đàn Mandolin, bình thủy...

Theo VTC News
(0) Bình luận
Ngắm hiện vật ở bảo tàng đầu tiên về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định