Đời sống văn hóa

Nam Sách gìn giữ, lan tỏa giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa

NGUYỄN TIẾN HOAN - PHẠM TUYẾT 01/02/2024 22:29

Nam Sách, vùng đất khoa bảng, anh hùng hiện có hơn 223 di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa được gìn giữ, phát huy.

img_8971-1--b6baeee3e3bb324e3c8e0ec913d5f73f.jpg
Huyện ủy Nam Sách ra mắt công trình số hóa tư liệu các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện

Những năm qua, huyện luôn quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và nâng cao chất lượng công tác quản lý, khai thác và sử dụng để mỗi công trình di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa là “một câu chuyện kể” không chỉ mang ý nghĩa giáo dục lịch sử mà còn vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Trong tổng số 223 di tích trên địa bàn huyện có 10 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia; 19 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh; 5 địa danh được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh và một số công trình di tích lịch sử cách mạng. Nhiều công trình mang tầm vóc và những giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa như: Nhà truyền thống, Đền Liệt sỹ huyện; Đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở xã Nam Tân, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Nam Chính, chùa Trăm gian ở xã An Bình; nhà bia - nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương, nhà bia - nơi thành lập Phủ ủy Nam Sách, đình Đầu tại xã Hợp Tiến; di tích khảo cổ học Chu Đậu ở xã Thái Tân …

toan-canh-cuoc-hop-cua-ban-bien-soan(1).jpeg
Ban Biên soạn tư liệu triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên

Huyện Nam Sách luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, khai thác và sử dụng các công trình di tích lịch sử văn hóa và đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tháng 5/2023, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 114/KH-BTV về việc nâng cao chất lượng quản lý, khai thác, sử dụng một số công trình lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện. Nam Sách là huyện đi đầu trong tỉnh triển khai việc sưu tầm, biên soạn đồng bộ, thống nhất, bài bản tư liệu về các di tích, đồng thời thực hiện số hóa tư liệu thông qua việc tạo mã QR.

Theo đồng chí Lê Quang Thụ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Sách, xuất phát từ mong muốn có một tư liệu chính thống, hệ thống lại một cách đầy đủ, chính xác thông tin về các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã triển khai việc sưu tầm, biên soạn, thực hiện số hóa tư liệu thông qua việc tạo mã QR.

Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Sách đã thành lập Ban Biên soạn, thành lập Tổ giúp việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Lãnh đạo Ban Biên soạn thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai sưu tầm, biên soạn…

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai sưu tầm, biên soạn cũng gặp những khó khăn nhất định do việc viết và biên soạn đòi hỏi tính khoa học, tính chính xác cao, trong khi nguồn tư liệu chưa được lưu giữ thống nhất, đồng bộ.

z5126564769706_0b8e9d209c686e8db3850847b47f070d-1-.jpg
Các tư liệu được mã hóa, cung cấp tư liệu đầy đủ, chính thống về các công trình, di tích văn hoá, lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Nam Sách

Với sự vào cuộc tích cực của các thành viên Ban Biên soạn, Tổ giúp việc, sự phối hợp chặt chẽ của Ban quản lý các di tích và các địa phương, Nam Sách đã hoàn thành việc sưu tầm tư liệu, biên soạn và gắn mã QR cho 34 công trình tại 16 xã, thị trấn, trong đó có 7 công trình di tích lịch sử cách mạng, 10 công trình di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 17 công trình di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh.

Việc sưu tầm, biên soạn bảo đảm đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, khoa học. Ông Mạc Văn Khắc, Trưởng Ban quản lý đền Long Động ở xã Nam Tân phấn khởi khi biết trong số tư liệu các công trình di tích lịch sử cách mạng, văn hóa gắn mã QR ra mắt đợt này có công trình quần thể di tích quốc gia đền Long Động. “Đây là việc làm ý nghĩa và cần thiết, giúp cho người dân, khách thập phương hiểu hơn, lan tỏa về giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa của các công trình, trong đó có đền Long Động”, ông Khắc cho biết.

dtlscm61.png
Chùa Phúc Lâm và cây Chi cổ thụ 200 năm tuổi tại khu di tích lịch sử Nghè Bến xã Hợp Tiến

Cô Mạc Thị Huệ, giáo viên dạy môn lịch sử tại Trường THCS Nguyễn Trãi cũng mong chờ về sự kiện này. Cô cho biết: “Việc sưu tầm, biên soạn tư liệu các di tích là một cách giới thiệu mới mẻ về lịch sử và phù hợp với xu thế số hóa hiện nay. Qua đây cung cấp cho giáo viên những tư liệu quý trong quá trình giảng dạy, tạo hứng thú cho các em học sinh khi tìm hiểu kiến thức về lịch sử cách mạng của quê hương”.

dldlh42.jpg
Lễ hội Đền Long động được tổ chức quy mô cấp huyện năm 2023

Chiều 1/2, Huyện ủy Nam Sách tổ chức ra mắt tư liệu các công trình di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn huyện.

Sản phẩm này ra mắt này càng nhân lên ý nghĩa, đồng thời khẳng định giá trị to lớn của các công trình di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện, thể hiện rõ hơn vai trò là nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng, quảng bá hình ảnh đất và con người Nam Sách khoa bảng, anh hùng.

7 công trình lịch sử cách mạng được số hoá tư liệu gồm: khu lưu niệm Bác Hồ (xã Nam Chính), đền liệt sĩ huyện và các di tích, lịch sử cách mạng tại xã Hợp Tiến (nhà bia nơi thành lập Tỉnh ủy Hải Dương, nhà bia nơi thành lập Phủ ủy Nam Sách, đình Đầu, nghè Bến, đống Xim).

27 di tích lịch sử - văn hóa được biên soạn tư liệu chủ yếu là các đình, đền, chùa, trong đó có chùa Trăm Gian (xã An Bình), đền Long Động (xã Nam Tân), từ đường dòng họ Trần Điền Trì (xã Quốc Tuấn), mộ Lý Công Quang (xã An Lâm)...

NGUYỄN TIẾN HOAN - PHẠM TUYẾT
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nam Sách gìn giữ, lan tỏa giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa