Mưa lũ ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp

04/11/2010 05:30

Lũ nối tiếp lũ, khu vực Nam Trung Bộ đang oằn mình chống chọi với biển nước trong những ngày này.


Nước lũ tấn công TP Tuy Hòa
Ngày 3-11, vùng áp thấp hình thành trên khu vực biển bắc quần đảo TrườngSa đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trung tâm Dự báo khítượng thủy văn T.Ư cho biết, chiều tối cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vàokhoảng 11,5 đến 12,5 độ vĩ bắc; 110,5 đến 111,5 độ kinh đông, cách bờbiển Phú Yên -  Ninh Thuận 180 km về phía đông với cường độ mạnh cấp 6(tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Dự báo, trong 24 giờ tới, ATNĐ hầu như ít dịch chuyển hoặc di chuyểnchậm theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 km.Như vậy, chiều tối nay 4.11, tâm ATNĐ nằm trên vùng biển các tỉnh PhúYên -  Bình Thuận. Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợpvới đới gió đông bắc mạnh và nhiễu động trong đới gió đông trên cao,khu vực bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa),vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có gió mạnhcấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 và có mưa giông mạnh, cần đềphòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. Trên đất liền, các tỉnh từ ThừaThiên - Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Nhiều vùng chìm trong biển nước

Trong ngày 3.11, lũ trên các sông từ Quảng Nam đến Khánh Hòa xuốngchậm. Tuy nhiên, từ tối cùng ngày, các tỉnh miền Trung lại hứng chịumột đợt lũ mới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lũ trêncác sông từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa lên lại. Đợt lũ này có thểkéo dài 2 - 3 ngày. Trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên cókhả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ có thể lên mức báo động 2 -  báođộng 3, có nơi lên trên mức báo động 3. Lũ trên các sông ở Quảng Trị vàKhánh Hòa lên mức báo động 1 -  báo động 2, có nơi trên mức báo động 2.Người dân và chính quyền các tỉnh nêu trên cần chủ động đề phòng lũquét, sạt lở đất ở vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu ở vùng trũng,đồng bằng hạ lưu các sông, suối.

Sáng 3.11, UBND huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã huy động lực lượngthanh niên xung kích, dân quân cơ động, bộ đội biên phòng tiến hành didời khẩn cấp 43 hộ dân sống vùng ven biển ở thôn An Chuẩn, xã Đức Lợivào các trường học để trú tạm. Cũng trong ngày 3.11, khu vực tỉnh QuảngNgãi mưa đang to dần và theo dự báo có thể xảy ra tình trạng ngập lụttrên diện rộng. Nước lũ đã băng qua nhiều tuyến đường liên xã ở huyệnMộ Đức khiến việc đi lại hết sức khó khăn.

Lũ lớn ở Đắk Lắk

Đêm ngày 2 và sáng 3.11, trên địa bàn tỉnh Bình Định tiếp tục có mưalớn trên diện rộng gây lũ lớn. Hai hồ chứa nước lớn nhất tỉnh là hồ NúiMột với dung tích 110 triệu m3, và hồ chứa nước Định Bình

226 triệu m3 cũng đã qua tràn 1m, buộc ngành chức năngphải cho xả để bảo vệ hồ. Mưa lớn cộng với nước từ đầu nguồn và nước từcác hồ thủy lợi đổ dồn xuống, các huyện phía Đông tỉnh Bình Định bịchìm trong lũ. Ngày 3.11, khu Đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát, PhùMỹ… là một biển nước mênh mông, hầu hết các khu dân cư ở các địa phươngnày bị cô lập. Sáng 3.11, huyện Tuy Phước đã phải huy động lực lượng,phương tiện để di dời khoảng 1.000 hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi antoàn.

Theo tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Đắk Lắk, đã cóthiệt hại về người do lũ lụt trên địa bàn tỉnh này. Vào chiều tối 2.11,một thiếu niên 14 tuổi dân tộc Ê Đê, ở thôn Krai A, xã Krông Buk, huyệnKrông Pắk đã bị lũ cuốn trôi.

Quy trình xả lũ có vấn đề

Ngày 3.11, UBND tỉnh Phú Yên đã có công văn khẩn yêu cầu Công ty cổphần thủy điện (CPTĐ) Sông Ba Hạ có biện pháp chấn chỉnh và thực hiệnnghiêm túc quy trình vận hành theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, ngày 2.11, ông Nguyễn Bá Lộc -  Phó chủ tịch UBND tỉnh PhúYên cùng các thành viên Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Phú Yên đã kiểm trathực tế quy trình vận hành xả lũ tại thủy điện Sông Hinh và thủy điệnSông Ba Hạ. Qua kiểm tra thực tế, Công ty CPTĐ Sông Ba Hạ trước khi xảlũ cường độ lớn (có thời điểm hơn 6.000 m3/giây) đã không báo cáo UBNDtỉnh Phú Yên, nên gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trongcông tác chỉ đạo điều hành, chủ động di dời dân. Như vậy, Công ty CPTĐSông Ba Hạ đã vi phạm điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa theoQuyết định 1757/QĐ-TTg ngày 23.9.2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Lúc 7 giờ ngày 2.11, hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng 800 m3/s và sau đó tăng dần lên 6.120 m3/s và đến 7 giờ ngày 3.11 còn xả với lưu lượng 4.700 m3/s.Việc xả lũ không có kế hoạch trước của thủy điện Sông Ba Hạ cộng vớiviệc xả lũ của thủy điện Sông Hinh lúc cao nhất là 2.700 m3/s (đúng quy trình), đã khiến những khu dân cư hạ du sông Ba và TP Tuy Hòa ngập chìm trong nước.

Còn ông Nguyễn Đắc Phú, Phó tổng giám đốc Công ty CPTĐ Sông Ba Hạ,giải thích nguyên nhân xả lũ với lưu lượng nhanh và lớn như vậy là dothủy điện Krông H’năng (bậc trên của hồ thủy điện sông Ba Hạ) đã xả lũvới lưu lượng 2.000 m3/s, do đó mức nước hiện tại của hồchứa chỉ còn 0,3m thì đạt đến mức nước thiết kế. Việc xả lũ của hồ thủyđiện Sông Ba Hạ là đúng theo quy trình.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Bá Lộc khẳng địnhUBND tỉnh cũng như Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Phú Yên chưa nhận đượcbất cứ một báo cáo hay kế hoạch nào về việc xả lũ của hồ thủy điện SôngBa Hạ.

(Nguồn: Thanh niên)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Mưa lũ ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp