Mô hình chăn nuôi không chất thải

11/04/2012 18:04

Môhình sửdụng độn lót nền chuồng lên men vi sinh vật giúp chuồng trạichăn nuôi sạch mùi, không dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và sức lao động…

Các nhà khoa học của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu, cải tiến và đưa vào áp dụng thành công mô hình này.

Chất thải chăn nuôi phát sinh đến đâu, loại vi sinh vật sẽ xử lý đến đó. Người chăn nuôi không phải mất công dọn chuồng và hoàn toàn không mùi, không gây ô nhiễm môi trường. 

Mất gần 3 tháng chọn, trộn, thử nghiệm, TS Nguyễn Khắc Tuấn, nguyên Trưởng Bộ môn Thức ăn vi sinh đồng cỏ, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã xây dựng được quy trình phối trộn 9 loại vi sinh vật (VSV) khác nhau để cho ra đời hỗn hợp VSV có thể xử lý hoàn toàn chất thải chăn nuôi trong vòng 2-3 ngày mà không gây hại cho vật nuôi.

Để phù hợp với điều kiện chăn nuôi, TS Tuấn trộn thêm trấu để tăng độ xốp của đệm lót nền, tăng lớp đệm lên 2-3 lớp tùy theo từng môi trường chăn nuôi…

Về mặt kinh tế, công nghệ đệm lót nền chuồng bằng VSV đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đẩy nhanh quá trình phân huỷ phân và nước tiểu của gia súc, tiêu diệt hết các VSV có hại, sinh mùi khó chịu. Vì thế, trong chuồng không có chỗ cho ruồi muỗi sinh sôi, ngăn chặn các VSV gây bệnh, hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa gia súc.

Sản phẩm chăn nuôi, vì vậy, đảm bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm rất tốt vì vật nuôi được vận động nhiều, không bị “stress” hay bệnh tật. Ngoài ra, vật nuôi có thể ăn được nguồn VSV sinh ra từ quá trình phân huỷ nên giúp tiết kiệm được thức ăn.  

Đệm lót sinh học có khả năng cao trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm…

Theo Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng chất thải chăn nuôi phát sinh hàng năm của cả nước vào khoảng 70 triệu tấn nhưng chỉ 40% trong số này được xử lý, còn lại người chăn nuôi xả thải trực tiếp ra môi trường.

Đỗ Hương (Chinhphu)


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Mô hình chăn nuôi không chất thải