Trailer tập 28 bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” hé lộ Vân bình thản trước thông tin của Thanh và vợ mới...
Trang vô tình nghe được cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ chồng khi bà tiếp tục gây áp lực đẻ con trai
Bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” đã đi gần tới những chặng cuối. Từ tập 28, cuộc sống của Vân trở nên yên bình hơn khi đã thoát ra khỏi căn nhà địa ngục với người mẹ chồng quái thai và anh chồng nhu nhược, vũ phu. Cô đã gặp Sơn- một người đàn ông lịch thiệp, chu đáo.
Ở tập 28, Vân và Sơn có buổi hẹn hò đầu tiên. Khi đang dạo bộ cùng nhau, Vân vô tình buột miệng nói cô đã ly hôn. Sau này có phân cảnh Vân ngồi thẫn thờ ngắm đôi giày và nhớ lại kỉ niệm cô gặp Sơn.
Trong khi đó, Vân tỏ ra thờ ơ khi Trang nhắc đến Thanh và vợ mới của Thanh. Vân gợi ý Trang nên ngừng liên lạc và tương tác với Thanh. Từ thái độ cương quyết và lạnh lùng của Vân có thể dự đoán chuyện Vân quay lại với Thanh là điều không thể.
Từ tập 28, diễn biến phim xoáy trọng tâm vào cuộc sống và bi kịch của gia đình Trang. Đáng chú ý, bà mẹ chồng của Trang vẫn ao ước vợ chồng cô phải sinh bằng được con trai. Bà Điều gợi ý dẫn vợ chồng Trang về quê bốc thuốc uống để sinh bằng được con trai.
Câu thoại: “Nếu không sinh được con trai thì nhà mình vô phúc” của bà Điều đã tạo sóng dư luận. Nhiều khán giả ngán ngẩm suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu của bà mẹ chồng này. Bạn đọc Minh Trình viết: “Tối ngày đẻ con trai, con trai. Nghe mà ứa máu họng. Lúc đầu phim coi còn thương bà mẹ chồng này vì bà hiền quá. Giờ ghét còn hổng có chỗ. Muốn cháu trai thì tự bà đẻ đi rồi ngồi đó mà cưng cháu. Trai gái gì không là con là cháu mình, cứ nhất thiết phải trai mới được à?”.
Tài khoản có tên Đặng Hồng Hải bày tỏ thái độ bức xúc: “Thuở đời nào rồi mà còn trọng con trai, khinh con gái. Không sinh được con trai thì nhà vô phúc. Đúng là cái tư tưởng lạc hậu”.
Một người khác đề xuất: “Mình mà là cái cô Trang kia, phi thẳng vào đáp ngay câu: Đúng là nhà mình vô phúc nếu không đẻ được cháu trai mẹ ạ. Ăn ở sao mà con trai mẹ lại không biết đẻ thế?”.
Khán giả tranh cãi gay gắt trước quan niệm "trọng nam khinh nữ"
Theo Tiền phong