Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp thường bao gồm cỗ chay và cỗ mặn, tuy nhiên tùy theo tập tục từng địa phương mà thành phần có sự khác biệt.
Tháng Chạp - tháng cuối cùng của năm âm lịch - được cho là dễ gặp chuyện đen đủi, cần cẩn thận để tránh hỏa hoạn, mất cắp hay các loại tai bay vạ gió khác. Lễ cúng rằm tháng Chạp ngoài ý nghĩa tri ân tổ tiên và thần linh, chuẩn bị tống tiễn năm cũ thì với nhiều người còn là dịp để cầu mong những ngày cuối cùng của năm tai qua nạn khỏi, tránh rủi gặp may.
Chuẩn bị gì cho mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp?
Tùy theo tập tục của mỗi địa phương mà lễ cúng rằm tháng Chạp có những khác biệt. Tuy nhiên về cơ bản, các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ chay và mâm cỗ mặn.
Mâm cỗ chay gồm có:
Nến hoặc đèn
Hương
Nước sạch
Trầu cau
Trái cây
Hoa tươi
Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Chạp gồm:
Gà luộc (chọn gà trống)
Xôi đỗ hoặc xôi gấc
Canh miến
Giò hoặc chả
Món xào (như thịt bò xào, lòng gà xào giá)
Rượu gạo và một vài món mặn khác.
Tùy vào điều kiện và quan điểm, tín ngưỡng mà các gia đình lựa chọn có làm mâm cỗ mặn hay không. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm.
Truyền thống của người Việt Nam thường cúng rằm tháng Chạp đúng ngày. Rằm tháng Chạp năm nay rơi vào thứ 6 ngày 6.1.2023.
Nhiều người tin rằng, lễ cúng rằm tháng Chạp không nên diễn ra quá sớm, tốt nhất là đúng rằm hoặc trước một ngày.
Người chủ tế cần tắm gội sạch sẽ trước khi cúng, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng khi làm lễ.
Theo VTC News