Lược tre làng Vạc

28/02/2010 07:43

Nói về nghề truyền thống, nghềđầu tiên người Bình Giang(Hải Dương) thường nhắc đến là nghề làm lược tre ở làng Vạc(hay còn gọi là làng Hoạch Trạch), xã Thái Học. Nghề đã tồn tại ở lànghơn 3 thế kỷ nay.

Nói đến truyền thống khoa bảng của huyện nhà, người Bình Giang(Hải Dương) thường tự hào kể về làng Mộ Trạch- nơi được mệnh danh là“Lò tiến sĩ xứ Đông”; khi nói về lễ hội truyền thống, mọi người lạinhắc đến Lễ Chữ ở xã Bình Minh; và khi nói về nghề truyền thống, nghềđầu tiên mà người dân nơi đây nhắc đến là nghề làm lược tre ở làng Vạc(hay còn gọi là làng Hoạch Trạch), xã Thái Học. Nghề đã tồn tại ở lànghơn 3 thế kỷ nay…

Lược theo Tiến sĩ về quê

Sử sách có ghi, Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền(1659-1716), người làng Vạc, đỗ Hương cống năm 17 tuổi. Đến năm 22tuổi, ông đỗ Tiến sĩ, rồi ra làm quan. Khi làm Bồi tụng ngự sử đài, ôngđã xử án rất công minh, nên người xưa có câu ca tụng: “Văn chương LêAnh Tuấn/ Chính sự Nhữ Đình Hiền”.

Trong những năm đi sứ ở Trung Quốc(1697-1700) để đàm đạo việc đất đai biên giới, ông đã học được nghề làmlược tre, mang về truyền dạy cho dân làng. Nhà thờ họ Nhữ Đình-nơi thờông Tổ nghề Lược-Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, năm 1993 đã được Nhà nước côngnhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2009, thôn Vạc lại đượcUBND tỉnh Hải Dương công nhận danh hiệu Làng nghề Lược truyền thống.

Nhận lược bán thành phẩm về hoàn thiện là cách làm của nhiều gia đình ở làng Vạc.

Khi nghề mới được đưa về làng Vạc, từcông đoạn đầu tiên-pha nan, đến khi có chiếc lược tre hoàn chỉnh, phảitrải qua tới …36  công đoạn. Nay, nhờ sử dụng máy móc nên các công đoạnlàm lược đã được rút ngắn phần nào, tuy thế, nghề làm lược tre làng Vạcvẫn được coi là khá cầu kì, công phu.

Ngoài 4 chiếc “vè hom” ở hai đầu ngoàicùng của mảng răng lược được làm từ xương trâu, các chi tiết khác đềuđược khai thác từ thiên nhiên. “Răng” lược được làm từ cây lành hanh;“cái” hay còn gọi là thân lược được làm từ cây vầu; sơn-chất liệu dùngđể gắn lược được chiết từ cây sơn ta.

Nanlành hanh mang ra phơi cho đỏ, rồi chẻ nhỏ, vót lấy cật, bẻ nan, kenlược thành mảng. Vầu ngâm đem phơi khô, chẻ và vót lấy cật, cắt khúc,bào cho phẳng nòng để làm “cái”; xương sườn trâu chẻ nhỏ, mài bóng.

Chất liệu truyền thống mà người làngnghề dùng để kết dính các chi tiết của lược lại với nhau là nhựa câysơn ta. Nhựa được phết vào nòng “cái”, rồi ép chặt “cái” với mảng kenlược.

Chưa hết, còn phải thực hiện 5 côngđoạn tiếp theo là đánh nhỏ răng bằng máy, chặt bằng răng, đánh thêm mộtlần bằng máy, một lần bằng tay, cuối cùng là mài trấu.

Người làng giải thích, rằng nghe các cụ truyền lại, được mài qua trấu, khi chải lược sẽ “ăn da đầu” hơn.

Chợ Lược xưa

“Đây là nghề vừa tiết kiệm được laođộng, vừa không kén mùa vụ, thời tiết. Người già, con trẻ, thậm chí cảngười tàn tật cũng có thể làm được nghề này. Vì lẽ đó mà có một thờigian dài, 100% hộ gia đình ở địa phương đều làm lược”- ông Nhữ ĐìnhThắng- cán bộ văn phòng UBND xã Thái Học tâm sự.

Người dân vẫn còn nhớ khá rõ cái thờihưng thịnh của làng nghề. Đó là quãng thời gian từ năm 1975 đến 1990.Khi ấy, mỗi năm cả làng làm ra tới 9 triệu chiếc lược; có gần 30 ôngchủ lớn của làng chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.

Trong những năm ấy, manh áo, miếng cơm,cả tiền ăn học của con em nơi đây đều trông vào nghề làm lược tre. LàngVạc còn được coi là điểm sáng trong phát triển nghề truyền thống củatỉnh Đông

Ông Phạm Ngọc Mạnh- Phó Bí thư Đảng ủyxã thì nhớ lại: sở dĩ trong những năm ấy, nghề phát triển như vậy bởihiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thấp, trong khi nghề làm lượcmang lại giá trị kinh tế cao hơn. Trước năm 1975, lược tre được đưa đitiêu thụ trên khắp miền Bắc, song được tập kết nhiều nhất ở chợ ĐồngXuân (Hà Nội). Đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lược tre lại tìmkiếm được những thị trường mới ở miền Nam.

Nói đến chuyện mua, bán lược, cả ôngThắng, ông Mạnh đều nhớ đến một ngôi chợ của làng Vạc. Đấy cũng là cáichợ độc nhất vô nhị ở nước ta- chợ Lược.

Chợ Lược họp có phiên, vào các ngày 3,5, 8, 10 âm lịch. Cứ đến phiên chợ, người buôn bán nguyên liệu lại chởlành hanh, vầu ngâm, nhựa sơn ta từ rừng về; người làm lược mang lượcra chợ bán; rồi lái buôn từ các nơi khác về chợ, cùng gom hàng với cácông chủ của làng, làm cho làng Vạc như có hội mỗi khi đến phiên chợLược. Ngoài những mặt hàng ấy, chợ không bán thêm mặt hàng nào khác.

Trước kia, chợ chỉ họp giữa đường làng. Cho đến năm 1990, các gian hàng nhỏ nhắn đã được dựng lên cạnh đây.

Song cái không khí nhộn nhịp ở chợ Lượcgiờ chỉ còn là chuyện của ngày xưa, bởi cách đây chừng 6 năm, người takhông còn thấy lược làng Vạc tìm ra chợ Lược…

Nghề Lược nay

Chạy dọc con đường dẫn từ UBND xã TháiHọc về làng Vạc, chúng tôi vẫn hy vọng bắt gặp hình ảnh nhà nhà làmlược, người người làm lược như từng nghe kể, nhưng trái lại, cả mộtquãng đường dài, chỉ thấy những mảnh sân, căn nhà im ắng. Gặp một cụgià đang thong thả đạp xe trên đường làng, cụ bảo: “Đúng là trước đây ởlàng Vạc nhà nào cũng theo nghề làm lược, song nay nhiều người đã bỏnghề rồi. Các anh bảo nay mấy người còn chấy, rận mà dùng lược tre nữa”

Rồi cụ còn nói thêm rằng, trước đây gia đình cụ cũng theo nghề này, song đã bỏ nghề chừng 10 năm nay.

Mài răng lược.

Chạy trên con đường làng dẫn qua Đội 2,nghe tiếng “côm cốp” phát ra từ ngôi nhà bám mặt đường, chúng tôi ghévào, đó là nhà của anh Nguyễn Văn Đoàn. Anh đang thực hiện công đoạn“chặt bằng răng lược”. Đây là những chiếc lược bán thành phẩm anh vừanhận từ một ông chủ chuyên thu gom lược ở làng này.

Cũng như bao gia đình khác ở làng Vạc,nhiều thế hệ trong gia đình anh đã gắn bó với nghề này. Anh không nhớrõ đã có mấy đời nhà mình làm lược, chỉ biết khi bé đã thấy ông nội anhngày đêm cặm cụi với nghề.

Tuy nhiên, khi được hỏi về hiệu quảkinh tế mang lại từ nghề, anh Đoàn tâm sự: “Với mỗi chiếc lược bánthành phẩm như thế này, sau khi đánh nhỏ răng bằng máy, chặt bằng răng,đánh thêm một lần bằng máy và một lần bằng tay, giao trả lại cho chủ,tôi được 500 đồng tiền công. Thu nhập từ lược cũng hoàn toàn phụ thuộcvà số lượng lược được chủ giao. Vì những lẽ ấy nên tôi cũng phải tranhthủ làm thêm nhiều nghề khác”.

Theo anh Đoàn, làm lược không khó, nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ và rất mất thời gian, nên với anh, bây giờ, đó chỉ là nghề phụ.

“Lúc thì tôi lên chợ Phủ Bình bốc tre,gỗ; khi thì theo anh em đi làm phu hồ. Tuy mệt nhưng thời gian rảnhrang hơn mà kiếm được nhiều tiền, chứ không phải bó gối mài mài, chặtchặt cả ngày.”- anh Đoàn bộc bạch.

Trước đây, khi hai vợ chồng mới lấynhau, vợ anh cũng theo nghề một vài năm, sau đó thì bỏ hẳn và xin làmcông nhân tại một công ty may ở Cẩm Giàng.

Anh nói: “Thanh niên trai tráng ngồinhà làm lược nay hiếm lắm. Họ không đi làm công nhân ở các công ty, xínghiệp thì cũng đi ngoại tỉnh làm thuê”.

Ông Nguyễn Huy Cộng, một trong số nhữngông chủ lớn chuyên kinh doanh lược từ những năm nghề làm lược còn hưngthịnh, nay cũng khá bi quan: “Nó là cái nghiệp đã theo mình mấy chụcnăm nay thì cứ cố thôi, chứ làm ăn giờ khó lắm. Giá nguyên vật liệutăng cao, trong khi giá lược rẻ mà “cầu” lại thấp”.

Ông Cộng kể, trước những năm 90, mỗitháng ông xuất 3 xe Kamas hàng, ước chừng gần 250 nghìn chiếc, nhưngnay dễ đến 2 tháng mới xuất được khoảng 60 nghìn chiếc.

“Nghề đang mai một, đó là điều mà ngườilàng này ai cũng nhận thấy. Nhưng tôi lo là xa hơn nữa, có lẽ nghề làmlược tre ở làng Vạc sẽ không còn”- ông Cộng trầm ngâm.

Có lẽ cũng vì không còn nhìn thấy tươnglai ở nghề truyền thống nên từ gần 30 ông chủ năm nào, nay những ôngchủ như ông Cộng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay.

Hàng ít, người làm hàng cũng không cònnhiều như xưa nên mọi chuyện bán, mua lược ngày nay đều được thực hiệnở nhà mấy ông chủ lược. Bởi thế nên chợ Lược nay không còn bán lược.Trong những gian hàng lạnh lẽo, chỉ có mấy người hành nghề cắt tóc

Trước khi rời làng Vạc, chúng tôi cóhỏi anh Đoàn chuyện truyền nghề lược cho hai đứa con. Anh giãy nảy rồikhẳng định chắc như đinh đóng cột, rằng có khó cũng cố cho con ăn họcnên người, để các cháu xin việc vào các cơ quan, xí nghiệp, chứ quyếtkhông để các con theo nghề làm lược.

Cứ như lời tâm sự ấy, có lẽ anh Đoàn sẽ là thế hệ cuối cùng trong gia đình còn gắn bó với nghề làm lược tre truyền thống…

(Theo QDND)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lược tre làng Vạc