Liên hợp quốc khai mạc hội nghị cấp cao tại Hà Nội

16/06/2010 14:28

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau 65 năm tồn tạivà phát triển, tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình,hợp tác và phát triển trên thế giới.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Phiên họp cấp cao Hội nghị quốc tế về Sáng kiến Thống nhất hành động của Liênhợp quốc đã chính thức khai mạc ngày 16-6, tại Hà Nội.

Hội nghị “Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc: Bài học kinhnghiệm và hướng tới tương lai” diễn ra với sự tham dự của hơn 260 đại biểu đếntừ 8 nước thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, 8nước tự nguyện Sáng kiến, 7 nước được mời tham dự để chia sẻ kinh nghiệm, 22nước tài trợ và có quan tâm đến tiến trình cải cách của Liên hợp quốc, đại diệncấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại ViệtNam.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau 65 năm tồn tạivà phát triển, tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình,hợp tác và phát triển trên thế giới. Đồng thời, hơn sáu thập kỷ qua cũng chothấy Liên hợp quốc cần được cải tổ toàn diện để thực hiện ngày càng tốt hơnnhiệm vụ được Hiến chương Liên hợp quốc giao phó, đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầucủa tình hình mới.

Cùng với nỗ lực tăng cường vai trò của Đại hội đồng, cải tổ Hội đồng Bảo an,các quốc gia thành viên mong muốn đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống cáctổ chức phát triển của Liên hợp quốc để Liên hợp quốc có thể hỗ trợ tốt hơn chocác quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ (MDG).

Thủ tướng nêu rõ, xuất phát từ mong muốn đó và vì lợi ích phát triển củachính mình, 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tự nguyện tiến hành thí điểmthực hiện Sáng kiến Thống nhất Hành động của Liên hợp quốc.

Với sự chủ động củaChính phủ các nước thí điểm và nỗ lực của các tổ chức Liên hợp quốc, sự ủng hộvà hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, sáng kiến này đã đạt được nhiều kết quảquan trọng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cácnước.

Sau hơn ba năm triển khai, đã có thêm nhiều nước tự nguyện tham gia và thuhút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo Thủ tướng, hội nghị cấp cao lần nàylà dịp để các bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua, từ đó rút ra những kinhnghiệm cần thiết, đề ra những định hướng lớn cho việc triển khai Sáng kiến Thốngnhất hành động của Liên hợp quốc trong thời gian tới.

Hội nghị cũng sẽ khẳngđịnh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và các nước thí điểm cũng như củaLiên hợp quốc và các nhà tài trợ trong việc triển khai Sáng kiến quan trọng này.

Nêu bật một số thành tựu và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của ViệtNam, Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và khẳngđịnh, Chính phủ Việt Nam trân trọng từng đồng vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tếvà luôn làm hết sức mình để sự hỗ trợ đó được sử dụng hiệu quả nhất phục vụ choquá trình phát triển nhanh bền vững của đất nước.

Vì vậy, Việt Nam đã chủ động,tích cực tiến hành thí điểm mô hình Một Liên hợp quốc tại Việt Nam trong khuônkhổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, phù hợp với yêu cầu và lợiích quốc gia và nguyên tắc hợp tác, đối tác phát triển.

Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Liên hợp quốc xâydựng các chương trình hợp tác hiệu quả và ngày càng mang tính chiến lược lâudài, toàn diện. Đặc biệt, vai trò làm chủ của Chính phủ qua việc thực hiện Sángkiến này ngày càng được nâng cao, đảm bảo tiếng nói quyết định của Chính phủtrong quá trình hợp tác với các tổ chức Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Sáng kiến còn là đóng góp của Việt Nam, cũng nhưcác nước thí điểm khác, đối với quá trình cải tổ Liên hợp quốc và triển khaithực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường thống nhấttoàn hệ thống và về các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc.

Để tiếp tục triển khai thành công Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợpquốc tại Việt Nam và các nước, Thủ tướng đề nghị hội nghị cũng như Tuyên bố củahội nghị tập trung vào một số vấn đề như: Các nước thí điểm cần tiếp tục đi đầutrong việc triển khai Sáng kiến này, tăng cường tính làm chủ và vai trò lãnh đạocủa Chính phủ.

Sau hơn 3 năm triển khai, cần tiến hành tổng kết những bài học kinh nghiệm từquá trình thực hiện tại các nước thí điểm để từ đó chia sẻ rộng rãi với cácnước, tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên cơ sở nguyên tắc tựnguyện, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia.

Liên hợp quốc tiếp tục nỗ lực cùng các nước triển khai sáng kiến này, trongđó có việc xem xét thể chế hóa một số kết quả đã đạt được trong quá trình thựchiện thí điểm. Đồng thời, trong quá trình xây dựng các kế hoạch chung, cần lưu ýphát huy tối đa lợi thế của Liên hợp quốc, tập trung nguồn lực để đáp ứng nhữngưu tiên phát triển của quốc gia.

Các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ sáng kiến này,cung cấp tài chính ổn định cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc cũngnhư trên cơ sở song phương.

Thủ tướng cho rằng, cải cách là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức,đòi hỏi cam kết và nỗ lực bền bỉ của các quốc gia cũng như của Liên hợp quốc.Điều quan trọng là thành công của cải cách sẽ đem lại những kết quả to lớn, đónggóp vào nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, nâng cao đờisống của mỗi người dân.

Thủ tướng tin tưởng với cam kết mạnh mẽ của tất cả cácbên liên quan trong tiến trình này, Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợpquốc nhất định sẽ đạt những kết quả tốt đẹp như mong muốn.

Bà Asha-Rose Migiro, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực củacác nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong việc thực hiện Sáng kiến Thốngnhất hành động của Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực.

Bà Asha-Rose Migiro cho rằng, qua thảo luận của các đại biểu tham dựvới 5trụ cột chính của Sáng kiến là kế hoạch và chương trình chung, ngânsách chung, bộ qui tắc quản lý và ngôi nhà chung, lãnh đạo chung, tiếngnói chung sẽ gópphần cải thiện hơn nữa việc triển khai các trụ cột này ở các nước thíđiểm cũngnhư các nước tự nguyện...

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Liên hợp quốc khai mạc hội nghị cấp cao tại Hà Nội