38 năm trước, tại chiến trường biên giới Tây Nam có một buổi lễ kết nạp Đoàn đặc biệt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng TP.HCM Võ Văn Kiệt trao lá cờ truyền thống của Đoàn cho tuổi trẻ thành phố trong lễ xuất quân của lực lượng Thanh niên xung phong ngày 28-3-1976 - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ |
Đoàn viên mới được kết nạp là những đội viên thuộc trung đội 3, đại đội 3, liên đội 303, tổng đội 3 lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) TP.HCM.
Một buổi lễ kết nạp không có cờ Đoàn, ảnh Bác. Chỉ những giọt nước mắt và lá cờ Tổ quốc đỏ tươi như màu máu của 24 chàng trai, cô gái TNXP vừa ngã xuống.
Ai cũng muốn xung phong
Gần 38 năm đã qua từ ngày trở về từ chiến trường biên giới Tây Nam, lăn lộn mưu sinh bằng đủ thứ nghề từ chạy xe ôm đến làm bảo vệ, anh L.V.T., nguyên đại đội phó chính trị đại đội 2, liên đội 303 lực lượng TNXP TP.HCM, tự nhận mình chưa bao giờ kể lại trọn vẹn ký ức đau buồn ngày 22-7-1978 với tư cách người trong cuộc.
“Nhắc tới chỉ thấy đau đớn. Tôi chỉ kể một lần với các đồng đội. Và đây là lần thứ hai...” - anh T. chia sẻ với PV .
Anh T. kể:
“Thời điểm đất nước mới thống nhất, hưởng ứng lời kêu gọi của chỉ huy trưởng lực lượng TNXP, chúng tôi tình nguyện khoác lên mình màu áo xanh TNXP, đi khai hoang, phục hóa vành đai TP.HCM.
Chiến tranh biên giới nổ ra, tôi và nhiều thanh niên đồng trang lứa viết đơn tình nguyện đăng ký ra tuyến trước để phục vụ chiến đấu với tâm trạng nao nức chờ đợi đơn được chấp thuận. Có người còn trích máu viết đơn.
Những ngày chờ đợi được đi, có lần tôi tham gia tổ công tác báo tử một đồng đội. Tôi nhớ mãi hình ảnh bà mẹ của người đồng đội ấy. Khi chúng tôi đến nhà, bà mừng lắm, đon đả chạy ra đón và nói: “Hôm qua, con trai cô mới gửi thơ về xin má gửi cho con cái quần đùi, một cái khăn với keo mắm ruốc. Vậy mà bữa nay tụi con tới lấy đồ giùm nó rồi hả?”.
Nghe chúng tôi báo tử con trai, bà ngất xỉu tại chỗ. Cảm giác của tôi lúc đó chỉ muốn mọc cánh bay ra chiến trường để trả thù cho đồng đội.
Ít lâu sau, tôi có tên trong danh sách TNXP được điều động phục vụ chiến đấu, làm đại đội phó chính trị, đại đội 2, liên đội 303. Tôi được giao nhiệm vụ chọn thêm 110 quân. Số đơn tình nguyện đi rất đông, tôi phải loại ra khá nhiều người. Trong số chúng tôi ngày ấy, không ai không muốn được ra chiến trường...
Liên đội 303 có bốn đại đội thì ba đại đội được phân công theo các trung đoàn bộ binh phục vụ chiến đấu như tải gạo, tải đạn, cáng thương...
Riêng đại đội 3 của anh Ngô Đức Minh được giao nhiệm vụ cùng hai trung đội của đại đội 2 phối hợp với tiểu đoàn công binh làm nhiệm vụ chống lầy, sửa đường trên đoạn đường dài khoảng 10km từ Rừng Nhum qua ngã ba Ta Ei đến xã Kokisom trên đất bạn Campuchia.
Để chống lầy, chúng tôi đốn mỗi ngày khoảng 300 cây rừng các loại. Các anh nam đốn cây, các bạn nữ khiêng ra lót đường. Chúng tôi làm hăng say lắm. Chỉ trong ít ngày, quần áo ai nấy đều tả tơi. Một buổi chiều cách ngày xảy ra sự kiện thảm sát, tôi còn nhớ hôm đó trời âm u lắm.
Tôi rủ Ngô Đức Minh: “Minh ơi, sắp mưa rồi, nói anh chị em bên đội mày tối nay ở lại bên tao luôn đi, còn đi đâu nữa”. Minh cười: “Bên này chật quá, quân tao ở lại thì chỗ đâu mà nghỉ”. Sau đó, Minh đưa đơn vị của mình về ngã ba Kokisom, cách chỗ chúng tôi hơn 1km để đóng quân.
Nữ TNXP tải đạn trên chiến trường Tây Nam - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ |
Cuộc thảm sát lúc rạng sáng
Đến khoảng 5g sáng 22-7-1978, chúng tôi nghe súng nổ ran trời từ phía đóng quân của đơn vị Ngô Đức Minh.
Anh em trong đội nhìn nhau, lòng nóng ran như lửa. Đến 7g, khi lực lượng bộ đội của quân đoàn 4, sư đoàn 7 đến tiếp ứng, tôi cùng theo vào tiếp cận hiện trường thì trước mắt tôi là cảnh tượng tang thương: những anh chị em đội viên trung đội 3, đại đội 3 nằm la liệt.
Người chết dọc bờ mương, người ở miệng hầm, người nằm sau bếp. Những cô gái bị lột hết quần áo, nhét lựu đạn vào cửa mình. Tôi nhìn thấy một đồng đội nữ bị mổ bụng, moi ruột.
Đau đớn xé lòng, tôi ghé xuống lấy chiếc nón đẩy mớ ruột vào ổ bụng thì chợt nghe tiếng rên khe khẽ: “Đau quá! Cứu em. Cho em về với má... Má em thương em lắm...”. Thì ra nữ đồng đội ấy vẫn còn thoi thóp. Cô nói được mấy câu như thế rồi hi sinh.
Tôi tìm khắp nơi không thấy đại đội trưởng Ngô Đức Minh đâu. Vòng ra phía sau bếp, nơi chứa gạo, tôi thấy một đồng đội bị giặc chất gạo thiêu đến cháy đen gần hết không còn nhận rõ mặt.
Toàn thân anh chỉ còn lại một phần nhỏ, có dấu vết như đã bị chặt chân trước khi thiêu. Nhìn lên phía trên, chợt thấy có chiếc áo TNXP vướng lại vắt vẻo trên bụi tre gần đó, trên ngực chiếc áo cháy sém còn nhìn ra được cái tên Ngô Đức Minh.
Một lúc sau, có mấy nữ đội viên TNXP của đơn vị khác cũng chạy đến. Không muốn chị em nhìn thấy cảnh tượng quá dã man này tôi ra sức ngăn lại. Một chị tức giận xô tôi té xuống. Đến lúc này, bao nhiêu uất hận, đau xót, tiếc thương trong tôi mới bật ra thành tiếng khóc, thành nước mắt. Tôi tin rằng trong suốt cuộc đời mình, sẽ không có nỗi đau nào hơn thế.
24 con người nằm tựa vào bờ đất
Hiện trường bị giặc đốt phá tan hoang, xung quanh vương vãi nhiều vật dụng cá nhân của các đội viên TNXP. Lẫn trong số đó là tờ quyết nghị chuẩn y công nhận đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đoàn ủy Tổng đội gửi về mà ban chấp hành chi đoàn chưa kịp làm lễ kết nạp, có lẽ anh chị em còn mãi lo tập trung vào công tác chống lầy trong đợt cao điểm.
Anh Nguyễn Văn Phú - nguyên đội viên liên đội 303, người có mặt trong lễ truy điệu những đội viên TNXP vừa ngã xuống - kể lại: “Ngày đau thương đó, sau khi anh em đã lau rửa, sắp xếp, mặc quần áo cho 24 đồng đội hi sinh, chị bí thư liên chi đoàn đã tận tay cài lên ngực áo của 24 anh chị em chiếc huy hiệu Đoàn. Xung quanh, hàng trăm đội viên TNXP nín lặng. Chúng tôi xem đó là buổi lễ kết nạp Đoàn cho những đội viên anh hùng - đã sống, lao động, chiến đấu như những đoàn viên thực thụ”.
Đau đớn, tiếc nhớ, căm giận nghẹn ngào, anh Phú viết ngay bài thơ với tựa đề Kết nạp Đoàn trên chốt. Bài thơ viết vội được chuyền tay nhau đọc giữa lúc chiến trường biên giới còn vang tiếng súng:
“Chúng tôi nhìn đồng chí bí thưCài huy hiệu cho từng người mộtBuổi lễ sáng nay chỉ có cờ Tổ quốcThiếu cờ Đoàn, ảnh Bác, thiếu tiện nghiĐại đội chúng tôi không ai nói câu gìSự im lặng tựa nỗi niềm uất ứcngMột màu tang giăng kín cả cánh đồngƠi những chàng trai, cô gái xung phongMáu các bạHai mươi bốn con người nằm tựa vào bờ đấtQuân phục nghiêm trang chờ lễ kết nạp ĐoànGiọng bí thư khe khẽ âm vangTừ giờ trở đi các đồng chí là đoàn viên mãi mãiQuyết nghị chuẩn y không cần trao lạiĐoàn ủy cấp trên chấp thuận ghi tên rồiCác đồng chí hoàn thành nhiệm vụ trước chúng tôiAnh dũng hi sinh trước súng thù hung hãnBiên giới hôm nay trời chưa muốn sán thắm cung đường biên giớiNhư thôi thúc chúng tôi vào trận mới...Các bạn cứ về yên giấc với quê hươngChúng tôi bước tiếp chặng đường lửa đỏ...”.
MAI HƯƠNG (Tuổi trẻ)