Nghề làm tò he ở làng Hoàng Giáp xưa, nay là thôn Hoàng Dương, xã An Lâm (Nam Sách) đã có từ lâu, nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác.
Xem clip
Đây cũng là nơi duy nhất của Hải Dương làm nghề này và còn lưu giữ được đến nay. Trước kia, thu nhập chính của người dân từ nghề làm tò he, nhưng ngày nay chỉ làm vào dịp Trung thu để giữ nghề truyền thống của cha ông và cho con cháu trong gia đình vui chơi, còn lại mới bán.
Nghề làm tò he khá kỳ công, từ khâu chọn loại gạo (tốt nhất là gạo VN10, Q5, Q4...), ngâm gạo và đồ bột. Mỗi lần ngâm khoảng 2 kg gạo. Sau đó, để gạo khô rồi giã nhuyễn, sàng lấy bột để đồ chín
Bột gạo đồ xong sẽ được nhào nặn nhiều lần và dùng phẩm màu để nhào nặn cho ra các màu cơ bản như xanh, đỏ, tím, vàng...
Vòng tre dùng để làm các hình thù hoa quả, mâm cỗ
Vào dịp Trung thu, cả thôn có khoảng 20 hộ làm tò he. Có gia đình cả 3 thế hệ cùng làm nghề này. Thu nhập bình quân từ 300.000 – 500.000 đồng/người/ngày
Cụ Nguyễn Thị Mây (85 tuổi) biết làm tò he từ năm 12 tuổi với những động tác rất thuần thục
Người dân nơi đây có thể làm nhiều hình thù nhưng chủ yếu hình 12 con giáp và hoa quả
Người làm xoa tay lên sáp ong nặn tò he để không bị dính bột vào tay
Tò he hình thù nải chuối
Tò he hình con lợn
Trẻ em rất thích thú với các con tò he. Giá mỗi con tò he từ 5.000 – 10.000 đồng
THẾ ANH