Đời sống văn hóa

Lần đầu tiên khảo cổ di chỉ gốm Bá Thủy

LÊ HƯƠNG 07/12/2023 16:06

Được phát hiện từ năm 1984 nhưng đến ngày 3/11/2023, di chỉ gốm Bá Thủy, xã Long Xuyên (Bình Giang, Hải Dương) mới được khai quật.

img_6574.jpg
Đại diện Viện Nghiên cứu Kinh thành, Bảo tàng tỉnh Hải Dương, chính quyền địa phương tại hội nghị

Ngày 7/12, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di chỉ gốm Bá Thủy, xã Long Xuyên (Bình Giang).

img_6581.jpg
Các hiện vật nồi đất, sành thời Lê sơ, Lê trung hưng được phát hiện tại di chỉ gốm Bá Thủy

Vị trí khai quật tại khu đất ven sông giáp ranh gia đình ông Nguyễn Văn Pha, diện tích hơn 80 m2. Kết quả thu được trên 5.300 hiện vật gốm men trong nước từ thời Lê sơ đến thời Mạc và Lê trung hưng (gồm các loại: bát, bình, chậu, đĩa, chén, chân đèn, nậm rượu, bình vôi…); 4 mảnh bát gốm hoa lam Trung Quốc thời Minh; hơn 7.600 dụng cụ sản xuất.

tham.jpg
Các nhà nghiên cứu tham quan hiện trường hố khai quật tại khu đất giáp ranh nhà ông Nguyễn Văn Pha ở xã Long Xuyên ngày 7/12/2023

Các hiện vật cho thấy, các sản phẩm gốm rất đa dạng, phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú của người dân. Đây còn là những tư liệu quý, góp phần quan trọng vào việc bổ khuyết nhận thức về dòng gốm thời Lê nói chung và các dòng gốm của Bá Thủy nói riêng; nghiên cứu, đánh giá giá trị, lập hồ sơ khoa học về đồ gốm sứ và đồ sành thời Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

LÊ HƯƠNG
(0) Bình luận
Lần đầu tiên khảo cổ di chỉ gốm Bá Thủy