Bất ngờ xuất hiện trên sân khấu Bài hát Việt tháng 6, nhóm "Đại-Lâm-Linh" đã gây "sốc" cho khán giả với lối biểu diễn “ma quái” và cũng có thể là “chất nhạc đặc biệt” theo cảm nhận của mỗi người.
Sự “quái dị” của Đại - Lâm - Linh như cơn gió lạ thổi vào Bài hát Việt - Ảnh: Gia Tiến |
Quái, dị, kỳ, ghê, hết hồn, kinh hoàng... những tínhtừ, thán từ mang sắc thái tiêu cực từ khán giả và cả những nhà báo vănhóa văn nghệ mấy ngày nay tràn ngập trên các trang báo mạng, diễn đàn,các trang mạng xã hội Facebook, Multiply..., xen kẽ hiếm hoi những lờikhen theo kiểu “chất nhạc đặc biệt”, “biểu diễn ấn tượng”, “tiết mụckhuấy động”... là một phần tất yếu của cuộc chơi trong bối cảnh chungcủa nhạc Việt.
Chất nhạc đương đại của Ngọc Đại vốn không dành chođại chúng. Việc sử dụng những cấu trúc trúc trắc trong phát triển giaiđiệu, đôi khi có thể xem là phi điệu tính bên cạnh cách dùng nhiều màusắc âm nhạc khác nhau khi là kinh viện, khi mang màu thiền, thậm chídùng giọng hát của nghệ sĩ như một phần của tác phẩm khí nhạc đã đưaNgọc Đại sang một vùng “quy hoạch” âm nhạc khác.
Nghe anh, người ta có thể thấp thoáng thấy thảo nguyênMông Cổ, những mái chùa cổ kính rêu phong, cơn khát tình của những conthú hoang mang dáng vóc người... Trong không gian tự do và không giớihạn ấy của âm nhạc đương đại, Ngọc Đại và đồng sự đã sử dụng gần nhưtất cả những gì mình có, lắm lúc ngỡ như tùy tiện, để xếp đặt thế giớicủa mình và mời gọi công chúng tham gia.
Để bước vào thế giới ấy, như Ngọc Đại khuyên: “Hãy cứthư giãn, không có gì phải căng thẳng cả!”. Thư giãn và thả mình theomọi chiều kích cảm thụ có thể, tận hưởng theo cách của mình cũng là mộtphần trong quá trình sáng tạo.
Thế nhưng công chúng của Bài hát Việt đã không thể thưgiãn. Họ choáng với những tiết mục biểu diễn như nhập đồng của ThanhLâm hay những tiếng gào thét của Linh Dung, dẫn đến “choáng toàn diện”với âm nhạc Ngọc Đại vì một lẽ đơn giản: “thực đơn” được dọn cho họ quáxa lạ với lối thưởng thức thông thường.
Sân khấu Bài hát Việt với những món pop, rock, swing,dân gian đương đại... quen thuộc đã hình thành một lớp khán giả củanhững dòng nhạc ấy. Không ngạc nhiên vì sao họ ngợp trước những Chiều, Dệt tầm gai, Cây nữ tu...
Giá như Đại-Lâm-Linh có một sân khấu riêng, một liveshow phù hợp hơn với âm nhạc của họ hẳn khán giả đã bớt phải sốc. Rõràng các chương trình Nhật thực I, II, Nhật thực toàn phần của Ngọc Đạiđã tìm được một bộ phận công chúng riêng, họ biết sẽ nghe ai và sẽ đượcchiêu đãi món gì.
Tương tự các chương trình performing art (nghệ thuậttrình diễn) của Đào Anh Khánh tại không gian riêng của anh luôn thu hútmột lượng lớn khán giả quan tâm. Những âm thanh đường phố ngỡ như hỗnloạn, đay nghiến khủng khiếp của Vũ Nhật Tân đã được đón nhận nồngnhiệt bởi những khán giả hiểu chúng và sẵn sàng chia sẻ.
Mọi âm thanh đều có thể là âm nhạc. Âm nhạc mang lạicảm giác. Những tư tưởng mới của nghệ thuật đương đại nhiều khi khôngvượt qua được thói quen thưởng thức các giai điệu mượt mà, yêu cầuthông điệp trong tác phẩm... của số đông khán giả.
Nhưng vẫn phải thừa nhận sự cô đơn của họ không thể đổlỗi hoàn toàn cho người thưởng thức. Trong bất kỳ trường hợp nào nghệsĩ cũng phải là người chủ động tìm kiếm sự đồng cảm. Sự chủ động củaĐại-Lâm-Linh đã va vấp khi họ sa đà vào cách trình diễn cường điệu,thiếu tiết chế, sự quá lửa đó khiến cảm xúc chân thực phần nào bị chelấp. Những chỉ trích về sự “chơi nổi”, “ra vẻ” cũng không hẳn chỉ đếntừ những người không hiểu nhạc.
Thật may là cuối cùng những tràng pháo tay cũng vỡ ra.Tuy vậy, như một bạn đồng nghiệp đã thắc mắc: “Không biết trong sốnhững người vỗ tay đó có bao nhiêu người hiểu được loại nhạc này”. Điềuđó có hề gì khi âm nhạc đã được vang lên và công chúng đã ít nhất mộtlần được biết đến dòng nhạc khác lạ ấy. Có lẽ đó cũng là lý do chínhkhiến Ngọc Đại đến với Bài hát Việt - để mời gọi khán giả đến với mình.
(Theo Tuổi trẻ)