Hiện nay, có một số giống sắn năng suất cao đang được phổ biến như: Giống KM-60 (tên gốc là Rayong 60): Năng suất củ tươi: 27-28tấn/ha; Giống KM 94 (tên gốc MKUC 28-77-3): Năng suất củ tươi: 38-40 tấn/ha...
Chăm sóc cây sắn |
Chuẩn bị đất: Sắn là cây thích ứng rộng trên nhiều loại đất khác nhau. Đất trước khi trồng phải đạt những yêu cầu sau: Tùy điều kiện và từng loại đất cày 1-2 lần, độ sâu cày: 25-30cm. Đất bằng phẳng, sạch cỏ, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đối với đất dốc thì làm đất theo đường đồng mức, có băng chống xói mòn bằng cách trồng các loại cây thành băng như: Cốt khí, bình linh, dứa (thơm) hoặc cỏ vetiver hoặc áp dụng chế độ luân, xen canh hợp lý.
Phương pháp trồng: Tùy điều kiện đất đai và tập quán canh tác mà có thể trồng theo 2 cách: Đặt hom nằm ngang hoặc đặt hom nghiêng 100 so mặt đất (hơi xiên), yêu cầu lấp đất sâu 3-4cm.
Lượng phân bón (cho 1ha): Tỷ lệ NPK thích hợp đối với sắn trên đất đỏ và đất xám = 4:2:4 hoặc tỷ lệ 3:2:4. Thường chia thành 2 mức bón: Mức bón trung bình: Công thức bón = 60-80 N – 40 P2O5 – 80 K2O, tương đương = 130-170kg urê – 200kg supe lân – 130kg KCl. Mức bón phân cao: Công thức bón = 160 N – 80 P2O5 – 160K2O, tương đương: 350kg urê – 400kg lân super - 260KCl. Trên chân đất trồng mì liên tục nhiều năm, đất xấu ta kết hợp bón phân hữu cơ liều lượng: 5-10 tấn phân hữu cơ (hoặc 2.000kg hữu cơ vi sinh hoặc hữu cơ sinh học). Trên chân đất trồng mì bón phân vô cơ nhiều năm đất chua nên bón từ 500 – 1.000kg vôi/ha hoặc bón 300-500kg Dolomite/ha. Thời kỳ bón phân và cách bón phân:
Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ và lân, vôi (nếu có) trước khi trồng. Có thể bón theo hàng, theo hốc hoặc bón rải đều trên bề mặt đất trước khi trồng từ 5-7 ngày trước khi làm lại đất để trồng.
Bón thúc: Lần 1: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón 1/3 lượng đạm kết hợp làm cỏ. Lần 2: Sau khi trồng 35-40 ngày, bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, kết hợp làm cỏ vun gốc nhẹ. Lần 3: Sau trồng 60-70 ngày, bón 1/3 lượng đạm còn lại và 2/3 kali còn lại, kết hợp làm cỏ và vun gốc.
(Nguồn: Dân Viêt)