Kỳ 1: Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa

13/06/2014 08:54

Đây là một phần kết quả đề tài nghiên cứu Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - TP Đà Nẵng.

LTS. Từ ngày 11-6-2014, báo Hải Dương khởi đăng hồ sơ Hoàng Sa của chúng ta. Đây là một phần kết quả đề tài nghiên cứu Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - TP Đà Nẵng mà TS. Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cùng các cộng sự đã thực hiện từ năm 2009 đến nay. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

(Bãi Cát Vàng) hoặc(Cồn Vàng). Trong các nguồn sử liệu Việt Nam viết bằng chữ Hán, vùng đảo này được ghi bởi nhiều tên khác nhau qua các thời kỳ lịch sử:  (Hoàng Sa châu),  (Hoàng Sa chử),  (Hoàng Sa),(Đại Hoàng Sa),   (Đại Trường Sa),  (Vạn Lý Hoàng Sa),    (Vạn Lý Trường Sa)...

Trên các bản đồ và hải đồ quốc tế, quần đảo này được các nhà địa lý, các nhà hàng hải phương Tây ghi tên là: Pracel, Paracel Islands, Paracels, Paraselso... Các tên Pracel hay Paracel đã xuất hiện trên một số bản đồ phương Tây đầu tiên vẽ về vùng biển Đông Nam Á như bản đồ của Diego Ribeiro (vẽ năm 1529), bản đồ của Bartholomeu Velho (1560), bản đồ của João de Lisboa (1560), bản đồ của Lazaro Luis (1563), bản đồ của Fernão Vaz Dourado (1571), bản đồ của anh em Van Langren (1595), bản đồ của Plancius (1604), bản đồ của Mercator (1613)... Theo Pièrre-Yves Manguin, chữ Parcel (hay Pracel) là tiếng Bồ Đào Nha cổ, nghĩa là “đá ngầm” (récif) hay “cao tảng” (haut-font). Còn A. Brébion lại cho rằng do có một thương thuyền của Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie in Dutch - VOC), tên là Paracelsse, bị đắm tại vùng biển này vào thế kỷ XVI, nên người phương Tây gọi quần đảo này là Paracel.

Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XVIII, cả người Việt và người phương Tây đều tưởng rằng ở giữa Biển

Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1838, triều Minh Mạng, là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn phân biệt Hoàng Sa với Vạn Lý Trường Sa

Đông chỉ có một dải đảo và bãi ngầm, người Việt gọi chung là Hoàng Sa hay là Đại Trường Sa. Từ cuối thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lập đội Hoàng Sa, hằng năm cử đội này ra Hoàng Sa để thăm dò, đo đạc hải trình, khai thác yến sào trên đảo và thu nhặt hải vật từ các tàu bị chìm ở trong vùng biển đảo này. Dần dần người Việt mới phân biệt quần đảo Hoàng Sa với các đảo, bãi ngầm, đá ngầm… khác ở vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa và bắt đầu cử người thăm dò và khai phá vùng biển đảo này. Theo sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (biên soạn vào năm 1776), thì vào nửa sau thế kỷ XVIII, ngoài đội Hoàng Sa, chính quyền chúa Nguyễn còn lập thêm đội Bắc Hải trực thuộc đội Hoàng Sa nhưng phụ trách việc thăm dò và khai thác hải sản từ vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa xuống đến tận vùng biển Côn Lôn, Hà Tiên. Đến triều vua Minh Mạng (1820 - 1841), trên bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (vẽ vào năm 1838), lần đầu tiên có sự phân biệt chính thức giữa Hoàng Sa với Vạn Lý Trường Sa.

Tương tự, người phương Tây thường dùng tên Pracel (Parcel, Paracel, Paracels…) để chỉ chung cho cả dải đảo, đá ngầm, bãi ngầm, cồn san hô… nằm ở vùng biển ngoài khơi Đàng Trong. Hình vẽ Pracel trên các bản đồ của phương Tây thường được thể hiện như một lưỡi dao dài và cong, điểm đầu ở phía bắc ghi là I. de Pracel (đảo Hoàng Sa), điểm cuối ở phía nam ghi là Pulo Sissi (Cù Lao Thu). Đến năm 1787 - 1788, khi đoàn khảo sát Kergariou - Locmaria xác định rõ ràng và chính xác vị trí của Paracels như hiện nay, thì họ mới phân biệt Paracels ở phía bắc với một quần đảo khác ở cách 500 km về phía nam, mà Đại Nam nhất thống toàn đồ đã định danh là Vạn Lý Trường Sa. Đến thập niên 1940 thì người Pháp mới đặt tên quần đảo ở phía nam này là Spratly, chính là quần đảo Trường Sa ngày nay.

Tuy nhiên, trong nhiều tư liệu khác của triều Nguyễn, sự phân biệt giữa Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Trường Sa) vẫn chưa thật rõ ràng. Thậm chí, đến năm 1956, cách hiểu “hai quần đảo là một” vẫn xuất hiện trong một văn bản của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam khi văn bản này ghi rằng “Hoàng Sa bao gồm cả Paracel và Spratly”.

Song có một điều rất nhất quán là trong các tài liệu thư tịch của phương Tây vào các thế kỷ XVII - XIX, thì vùng đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô… mà người Việt ghi là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng (chữ Nôm) hoặc Hoàng Sa (chữ Hán) thì luôn được người phương Tây ghi là Paracel (hay Paracels, Pracel, Parcel, Paracelso… tùy theo ngôn ngữ của từng nước). Đặc biệt, tờ bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Jean Louis Taberd vẽ vào năm 1838 đã thể hiện quần đảo Paracel kèm theo ghi chú “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc là Cát Vàng). Cũng chính giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 đã viết: “Quần đảo Pracel hay Paracels là một khu vực chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát… Những người dân xứ Cochinchina (Đàng Trong) gọi khu vực đó là Cồn Vàng… Vào năm 1816, nhà vua (Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các hòn đảo này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông”.

Đối với Trung Quốc, do ít có sự gắn bó với vùng biển này, nên họ gọi quần đảo Hoàng Sa bằng rất nhiều tên và thay đổi liên tục. Chỉ từ năm 1907 trở đi, Trung Quốc mới gọi quần đảo Hoàng Sa là             (tiếng Trung đọc là Xisha qundao, âm Hán - Việt là Tây Sa quần đảo).

TS. TRẦN ĐỨC ANH SƠN


Vị trí địa lý

Quần đảo Hoàng Sa có tọa độ địa lý từ 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa có tổng diện tích khoảng 16.000 km2, nằm song song với bờ biển các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Điểm xa nhất về phía tây của quần đảo Hoàng Sa, tức là điểm gần nhất tính từ Việt Nam, là mũi đất thuộc đảo Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 123 hải lý (khoảng 228 km). Trong khi đó, khoảng cách gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 140 hải lý (khoảng 254 km).

Hiện tại, quần đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện đảo này nằm cách bờ biển Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), có diện tích tự nhiên là 305 km2, chiếm 23,77% diện tích tự nhiên của thành phố Đà Nẵng, trong đó diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2.

(0) Bình luận
Kỳ 1: Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa