Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới

10/01/2021 06:57

Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ bản thân - một người mua ô tô mới ngay từ những ngày sau khi nhận bằng lái.

Những ngày chuẩn bị mua xe ô tô mới tôi nhận được nhiều ý kiến và những lời khuyên. Có người cho rằng tôi nên mua xe cũ, xe giá rẻ tầm 400- 500 triệu để lái cho thuần thục. Vì như thế sẽ tránh được việc đi xe mới, tay lái yếu sẽ thường va quệt và xây xước nên phải sơn sửa tốn kém.

Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm từ bản thân - một người mua ô tô mới ngay từ những ngày sau khi nhận bằng lái.

Vào tháng 8.2019, tôi mua chiếc xe Honda CRV bản L rất mới. Trên chiếc xe mới màu đen bóng loáng, tôi tự tin lái xe này đưa đón vợ con hàng ngày. Vợ tôi làm ở phố Quảng An - Tây Hồ, nhà tôi thì ở phố Hạ Đình. Trong khoảng thời gian này vợ tôi đang mang bầu bé gái thứ hai. Do đi làm xa nên tôi thường xuyên đưa đón vợ. 

Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới
Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới

Mang trong mình tâm thế của người có xe mới, lại muốn vợ cảm nhận thật thoải mái và thư giãn khi ngồi xe, nên tôi cài thêm nhạc du dương. Lúc đón vợ từ sảnh sân cơ quan xuống, tôi bật nhạc và chậm chậm đưa xe ra về. Khi hai vợ chồng lên xe cũng là lúc có điện thoại của một người bạn hỏi một số công việc. Cùng với đó là cánh cổng từ của cơ quan nhấc lên.

Tôi một lúc xử lý nhiều tình huống vừa trả lời điện thoại, vừa mở nhạc cho vợ nghe và vừa thả kính để chào các bác bảo vệ. (kiểu sợ người ta nghĩ là xe mới mà bất lịch sự). Bất thình lình khi nhìn lại thì phía trước thì có chiếc Camry đang đón người, vậy là tôi không kịp xử trí, chỉ biết kéo cần số về P (số đỗ). Đầu xe của tôi tông làm bật một góc đuôi xe, tôi rất lo lắng vì cú đâm này và không biết chủ xe kia sẽ trách móc sao. Một hồi phân bua và biết tôi là lái mới nên cả hai bên đã thỏa thuận hài hòa. Tôi bị đền 3 triệu đồng từ sự việc này

Sở dĩ tôi luống cuống vì biết rằng nếu lúc đó mình nhấn chân thì không biết đang để vào chân ga hay chân phanh, nếu vào chân ga thì sẽ gây cú va chạm mạnh. Nên tôi đánh liều đẩy nhanh cần số về P. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do người lái xe hoảng hốt và luống cuống mà nhấn chân phanh nhầm sang chân ga. Tôi rút kinh nghiệm từ đó và nhanh chóng xử lý nên cú và chạm như vậy về cơ bản là nhẹ.

Qua đây tôi cũng đưa ra lời khuyên có các anh lái mới, đó là:

Đừng để ý quá cảm giác của người khác khi dừng đỗ tại cơ quan, công sở, quán ăn, tiệm cafe. Có chậm chạp và tập trung cũng không quá mất thời gian của họ và người ta có nghĩ mình kiêu hay khinh người cũng phải tâm niệm mình đang cần sự an toàn và mình đang cẩn thận.

Thực hành nhuần nhuyễn chân ga và chân phanh, tôi có xem một clip trên mạng về thầy giáo hướng dẫn học sinh giữ chân ga ở một mức ấn định và không lên không xuống, cũng như việc nhấp sang nhấp lại, theo nhịp dạy từ lời nói của giáo viên. Đây là cách giúp những người lái xe làm chủ chiếc xế hộp của mình trong tâm niệm, trong tiềm thức. Vì khi không tập trung, những lúc mải nói chuyện thì đôi chân đã qua lại, sang trái sang phải hàng trăm lần thì sự làm chủ là trong tầm kiểm soát rồi.

Tâm lý mua xe mới của những anh tài mới mang trong mình rất nhiều cảm xúc tự hào, phấn kích và có chút sỹ diện. Những cảm xúc này đan xen làm các anh ngại người khác biết lái kém, lái non nên việc có chút vô tình, phớt lờ và chậm rãi là rất cần cho những người “lái non” khi di chuyển trên đường. Điều này chấp nhận được vì an toàn cho mọi người. Không nhất thiết phải hạ kính chào người quen, vội nghe điện thoại hoặc chú tâm vào con trẻ, người thân khi đi cùng xe.

Chỉ còn hơn một tháng nữa là chúng ta đón Tết Nguyên đán, rất mong các cánh mày râu mua xe mới thực hành nhuần nhuyễn trên đường vắng, và làm chủ cảm xúc cũng như giảm độ nâng nâng của cảm giác vợ mới để vững tâm điều khiển chiếc xe mạnh mẽ, bóng đẹp của mình một cách an toàn và thuần thục.

Theo Vietnamnet

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kinh nghiệm để không đạp nhầm chân ga cho lái mới