Khai mạc hội nghị 44 Hội đồng thống đốc ADB

05/05/2011 17:10

Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn và kịp thờicủa cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có ADB, cả về tài chính, hỗ trợkỹ thuật, ủng hộ và tư vấn chính sách.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh chung cùng các đại biểu


Sáng 5-5, với chủ đề “Tương lai châu Á: Thách thức khu vực, trách nhiệm toàncầu,” Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Pháttriển châu Á (ADB) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, vớisự tham dự của đông đảo của các Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Bộ trưởng Tàichính, các nhà doanh nghiệp, các diễn giả uy tín đến từ 67 nước thành viên ADBvà nhiều tổ chức tài chính quốc tế.

Tới dự và phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừngcác vị khách quý đến tham dự Hội nghị thường niên ADB lần đầu tiên được tổ chứctại thủ đô Hà Nội, Việt Nam và cho rằng, hội nghị sẽ là cơ hội để đánh giá đầyđủ, toàn diện về những nỗ lực hoạt động của ADB trong thời gian qua, quyết địnhphương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo với nhiều sáng kiến mới có hiệuquả vì mục tiêu hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường quan hệ giữa ADB vàcác nước thành viên cũng như với các đối tác phát triển và các bên liên quankhác.

Hội nghị lần này cũng là dịp để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, cácdoanh nghiệp lớn, các học giả… cùng trao đổi thảo luận về nhiều vấn đề quantrọng, cấp bách, có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi nước thành viên, khu vực vàthế giới, như về đầu tư và kinh doanh, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, thịtrường vốn và tài chính sau khủng hoảng, hợp tác vì một nền tài chính ổn định,bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và ứng phó vớibiến đổi khí hậu, nuôi dưỡng động lực mới cho tăng trưởng, tăng tốc kết nối khuvực, phát triển bền vững và thịnh vượng.

Phân tích những khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với khu vực và toàn cầu,trong bối cảnh những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suygiảm kinh tế toàn cầu vẫn tiếp diễn, Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng hội nhập vàhợp tác khu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau cho cáckhuôn khổ hợp tác toàn cầu, bởi vậy cần tiếp tục xây dựng những sáng kiến, nhữngnỗ lực hợp tác quốc tế thiết thực, phù hợp để cùng chung tay góp sức vượt quanhững khó khăn và thách thức, trong đó cần bảo đảm tiếng nói và lợi ích chonhững nước nghèo và đang phát triển.

Thủ tướng cho rằng ADB cần đóng vai trò chủ động,tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ phát triển, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy hộinhập, hợp tác thương mại và đầu tư ở khu vực, đóng góp thiết thực vào phục hồivà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng hoan nghênh Hội đồng Thống đốc ADB đã lựa chọn những chủ đề rất thiếtthực, có ý nghĩa để thảo luận tại Hội nghị thường niên lần này và mong đợi hộinghị sẽ có những quyết định quan trọng, cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa ADB; cam kết ủng hộ mạnh mẽ và tham gia tích cực các hoạt động do ADB khởixướng vì mục tiêu phát triển một châu Á không đói nghèo.

Thủ tướng cho biết nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí thuậnlợi và nhiều tiềm năng phát triển. Những thành tựu của 25 năm đổi mới(1986-2011) đã đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trungbình. Kinh tế tăng trưởng bình quân 7,26%/năm trong 10 năm qua, tỷ lệ đói nghèogiảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực, thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện. Các lĩnhvực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Việt Nam đã hoànthành và vượt trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn và kịp thờicủa cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có ADB, cả về tài chính, hỗ trợkỹ thuật, ủng hộ và tư vấn chính sách.

Tính đến tháng 3 năm 2011, ADB đã cam kết cung cấp cho Việt Nam gần 10 tỷ USDcho hơn 100 chương trình và dự án, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sởhạ tầng, nông nghiệp, nông thôn, năng lượng và giáo dục.

Ghi nhận và đánh giá cao những hỗ trợ thiết thực của ADB dành cho Việt Nam, Thủtướng nêu rõ Việt Nam vui mừng luôn có một người bạn đồng hành là ADB; đồng thờicam kết sẽ tiếp tục sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất nguồn vốn hỗtrợ từ ADB.

Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn2011-2020, Việt Nam xác định những nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa đột phá là tiếptục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng hiện đại.

Việt Nam đang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; đổi mới mô hình tăng trưởng và cơcấu lại nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; nâng caochất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm pháttriển nhanh và bền vững.

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cựchội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng quốc tế. Năm năm tới sẽ là giai đoạn kinh tế Việt Nam tiếp tụcphục hồi, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm; tỷ lệ hộnghèo giảm khoảng 2%/năm; Thu nhập khu vực nông thôn tăng khoảng 2 lần so vớinăm 2010, vì mục tiêu phát triển hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, vănminh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, xã hội.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo,trong chặng đường phát triển phía trước còn rất nhiều khó khăn. Cùng với việchuy động và sử dụng tốt nhất nội lực của mình, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhậnđược sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của cộng đồng quốc tế, của các nhàtài trợ, trong đó có ADB và các nước thành viên.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Chủ tọa Hội đồng Thống đốc nêu rõ sự phát triển của kinh tế châu Á,đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây ngày càng khẳng địnhtính năng động và vai trò “động lực tăng trưởng” của khu vực này trong quá trìnhkhôi phục kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát caovà dòng vốn nước ngoài gia tăng vào khu vực; cần cân nhắc thận trọng thời điểmvà cách thức thoái lui các chương trình kích cầu, đồng thời xây dựng khuôn khổkinh tế đặc biệt để đảm bảo dòng vốn được quản lý phù hợp, tổn định tài chính từđó tái cân bằng nền kinh tế và bảo đảm tăng trưởng bền vững.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao việc ADB quan tâm phát triển quan hệ đốitác công-tư, tăng cường hỗ trợ các nước thành viên trong các lĩnh wvjc cơ sở hạtầng như vận tải, năng lượng, nước, các dịch vụ công cơ bản như chăm sóc y tế vàgiáo dục, phát triển công nghệ thân thiện với môi trường như năng lượng sạch,năng lượng tái tạo; đồng thời cho rằng ADB cần khẳng định lại các cam kết củamình trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, cung cấp các nguồn lực cầnthiết vì mục tiêu bảo vệ người nghèo thông qua tạo việc làm, đầu tư cho giáodục, ngăn chặn rủi ro, hỗ trợ tăng trưởng toàn diện và bền vững.

Theo Chủ tịch ADB Kuroda, châu Á có thể dẫn đầu và phát triển năng động, bềnvững hơn nếu như dám đương đầu với các thách thức trung và dài hạn với một mụctiêu và quyết tâm mạnh mẽ.

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lênnhanh chóng nhưng phải đối mặt với các thách thức lớn về đói nghèo, bất bìnhđẳng, quá trình đô thị hóa nhanh, biến đổi của môi trường và khí hậu.

Chủ tịch ADB đã nhấn mạnh 5 yếu tố quan trọng sẽ khai mở tiềm năng của khu vực.Đó là phải có những nhà lãnh đạo kiệt xuất với khả năng điều hành quản trị đấtnước; tăng thêm quyền cho người nghèo và có các thể chế đảm bảo sự bình đẳng vàquyền công dân. Yếu tố quan trọng thứ hai là cần có một hệ thống tài chính vữngmạnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (ước tính750 tỷ USD/năm) và gần gũi hơn với người nghèo nhằm giúp họ có được cơ hội pháttriển kinh tế, đối phó với các cú sốc về tài chính và có thể tiếp cận các dịchvụ y tế, giáo dục.

Chủ tịch ADB cũng cho rằng châu Á cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các khuvực đang phát triển khác như châu Mỹ Latinh, tăng cường “hợp tác Nam-Nam” đểthúc đẩy tăng trưởng khu vực châu Á, góp phần ổn định kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó, để có được sự tăng trưởng bền vững, câu Á cần đầu tư vào đổi mớicông nghệ và phát triển các doanh nghiệp; áp dụng một mô hình tăng trưởng xanh.Hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sẽ giúp châu Á nâng cao khả năng ứngphó với các thách thức toàn cầu như giá cả hàng hóa tăng cao, thiếu hụt lươngthực, nước sạch, năng lượng.

Cuối cùng, châu Á cần thể hiện vai trò đầu tàu trong giải quyết những vấn đềnóng bỏng toàn cầu và cung cấp hàng hóa. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loạichúng ta lại có thể kết nối cả khu vực và toàn cầu như hiện nay, do vậy phải tậndụng cơ hội này để đối phó với những thách thức chung.

Chiều cùng ngày, các đại biểu đã tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên.

Sự-Anh (TTXVN/Vietnam+)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Khai mạc hội nghị 44 Hội đồng thống đốc ADB