Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm là căn cứ quan trọng đánh giá chất lượng cán bộ

11/09/2012 15:59

Các đại biểu cho ý kiến về các nội dung như đối tượng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm; thẩm quyền lấy phiếu tín nhiệm; tiêu chí đánh giá.


Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)


Sáng 11/9, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếutín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phêchuẩn, đã tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào các nội dung của dự thảo đề án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủtrì hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh mục tiêucủa Đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng Nhân dân thay mặt cử tri đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm của mình đối vớingười do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong việc thực hiệnchức trách, nhiệm vụ được giao, qua đó, tăng cường trách nhiệm của những ngườinày trước Quốc hội, Hội đồng Nhân dân nói riêng và cử tri cả nước nói chung.

Kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm góp phần tham mưu cho Đảng, Nhà nước đánhgiá chính xác, hiệu quả hơn năng lực trình độ của người giữ chức vụ quyền hạn,kịp thời đưa ra khỏi hàng ngũ những người không đủ đức, đủ tài, kiện toàn độingũ cán bộ lãnh đạo các cấp.

Việc xây dựng Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối vớingười giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn nhằm thammưu, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân tìm ra các giải pháp khắc phục những điểmhạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần thực hiện quy địnhcủa Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốchội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Đề án cũng phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 27/2012/QH13 về một số cải tiến,đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó giaoỦy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế về việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếutín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết ngay sau khi được phân công nhiệm vụ, BanChỉ đạo đã khẩn trương thành lập Tổ Biên tập, trực tiếp giúp việc xây dựng Đềán. Tổ Biên tập đã tổ chức lấy ý kiến các thành viên, các cơ quan, tổ chức liênquan để xây dựng dự thảo Đề án trình Ban Chỉ đạo cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận,đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở về quy trình, thủ tục, cách thức lấyphiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầuhoặc phê chuẩn.

Dự thảo Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với ngườigiữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn được thực hiệntrên nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặtchẽ, thận trọng, có cơ sở pháp lý; đồng thời, ngăn ngừa việc lợi dụng lấy phiếutín nhiệm để gây khó khăn cho việc thực hiện công tác cán bộ.

Tại hội nghị, các đại biểu cho ý kiến về các nội dung như đối tượng được đưara lấy phiếu tín nhiệm; thẩm quyền lấy phiếu tín nhiệm; tiêu chí đánh giá, thểhiện sự tín nhiệm; thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; Quy trình, thủ tục lấyphiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm...

Những ý kiến đóng góp tại phiên họp sẽ được Ban Chỉ đạo tiếp thu, báo cáo các cơquan có thẩm quyền và dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 vào cuối năm2012.

Quang Vũ (TTXVN)

(0) Bình luận
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm là căn cứ quan trọng đánh giá chất lượng cán bộ