Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

08/01/2013 15:05

Sáng 8-1, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)


Hội nghị được truyền hình trực tiếp; được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới63 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm quán triệt, triển khai Chỉ thị của Bộ Chínhtrị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửađổi Hiến pháp năm 1992.

Chủ trì hội nghị đặc biệt quan trọng này là các ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên BộChính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; LêHồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Phúc, Ủyviên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Uông Chu Lưu, Ủyviên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổiHiến pháp 1992.

Hội nghị còn có sự tham gia của các thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp1992; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các thành viên Ban Biên tập Dựthảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tiến hành thận trọng, công khai, khoa học và dân chủ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy bandự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định quán triệt sâu sắc chủ trương củaĐảng, Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992, với tinh thần làm việckhẩn trương, nghiêm túc, quá trình sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra đúng kế hoạch,tiến độ và có những kết quả bước đầu quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp làcông việc hệ trọng của quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhândân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tácgiáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng để thu hút sự tham gia của nhândân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến một cách thiết thực. Quá trình nàyphải được tiến hành thận trọng, công khai, khoa học và dân chủ. Đặc biệt, ý kiếncủa nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; phải được trân trọnglắng nghe, nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để góp phần hoàn thiện, nâng cao chấtlượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia


Khẳng định đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với yêu cầu cao về tínhdân chủ và thực chất, ông Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêurõ công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền cần làm rõ nhận thức việc sửa đổiHiến pháp là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thốngchính trị; đồng thời phải thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước là pháthuy cao nhất vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Công tác tư tưởng, công táctuyên truyền phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng,được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu. Giáo dục ý thức, đề cao tráchnhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp ý kiến nhândân để báo cáo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân, công tác tư tưởng, công tác tuyêntruyền phải bám sát đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng. Đối với các ý kiếngóp ý được chọn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cần bảo đảmkhách quan, mang tính tiêu biểu và tính xây dựng; cần tránh khuynh hướng thôngtin phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không chân thực.

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh bằng mọi khả năng thực tế, cần tạo điều kiện thuậnlợi nhất để nhân dân có nhiều lựa chọn phương thức thể hiện ý kiến góp ý, nhưphát biểu miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua thư góp ý hoặc cácphương tiện thông tin khác.

Ông Đinh Thế Huynh đề nghị Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Đảng ủyNgoài nước cần chủ động triển khai các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồngngười Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nướcngoài; giới thiệu tinh thần, quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nhân dânViệt Nam để các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế hiểurõ và đồng tình, ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhândân tích cực tham gia góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; nêu caotính gương mẫu trong việc tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửađổi Hiến pháp, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.

Tại hội nghị, đại biểu tại các điểm cầu đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Uông ChuLưu trình bày báo cáo về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp;ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Chủ nhiệm Ủyban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập trình bày Báo cáo về Kế hoạch tổ chức lấy ýkiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chậmnhất đến ngày 15/3/2013, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của Hội đồng Dân tộc,các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải được gửiđến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng ngày, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được gửi đếnChính phủ; báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam phải được gửi đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam để tổng hợp.

Chậm nhất đến ngày 31/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Tòa án Nhândân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đếnỦy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Kế hoạch cũng quy định, chậm nhất đến ngày 20/4/2013, Ban biên tập dự thảo sửađổi Hiến pháp trình dự thảo Báo cáo kết quả lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổiHiến pháp và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dânđể chỉnh lý các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; trình Ủy ban dự thảo sửađổi Hiến pháp xem xét, quyết định.

Đóng góp ý kiến với hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đều cho biết đangtích cực triển khai và khẳng định quyết tâm thực hiện tốt các nội dung trong Chỉthị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhândân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu cũng đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho ý kiến về việc mởrộng thành phần tham dự hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháptại cấp hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hoan nghênh tinh thần tích cực, chủ động cũng như đánh giá cao quyết tâm của cácđịa phương trong việc triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốchội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết việc mở rộng thành phần lấy ý kiếnlà thẩm quyền của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc mở rộng phảiđảm bảo đúng, đủ đối tượng.

Khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân tại các bộ,ngành, địa phương

Phát biểu bế mạc, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nêu rõ hội nghị đã quántriệt một cách sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụtrong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;xác định đây là công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong cáctháng đầu năm 2013.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu ngay sau hội nghị này, lãnh đạo các ngành, cáccấp, các địa phương phải khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện chươngtrình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương mình một cách cụ thể, chặt chẽ, khoahọc theo đúng Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch củaỦy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu lãnh đạo và tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dânphù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địaphương; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phátsinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc để việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân khẩntrương, nghiêm túc, đúng tiến độ và hiệu quả.

Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến, phải bảo đảm công tác quốc phòng, an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đơn vị,kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ để chốngphá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước.

Quang Vũ (TTXVN)

(0) Bình luận
Hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp