Hội đàm cấp cao hai Đảng, Nhà nước Việt-Trung

11/10/2011 23:39

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự quân đội Trung Quốc


Trưa 11-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đãtới Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mờicủa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.

Chiều 11-10, lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấpcao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, theonghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước HồCẩm Đào chủ trì Lễ đón.

Sau Lễ đón, tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đãhội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòaNhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào.


Cùng dự, về phía Việt Nam có các vị: Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên BộChính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thưTrung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; NguyễnThiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợptác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ Ngoại giao;


Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Vũ HuyHoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bùi Quang Vinh, Ủyviên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cao Đức Phát, Ủy viênTrung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đinh LaThăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Phạm Vũ Luận,Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hồ Mẫu Ngoạt, Ủy viênTrung ương Đảng, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Đặng VănHiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Thơ, Đại sứViệt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Về phía Trung Quốc có các vị: Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủtịch nước; Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng banTuyên truyền Trung ương; Lệnh Kế Hoạch, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòngTrung ương; Lương Quang Liệt, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; MạnhKiến Trụ, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an; Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ;Vương Gia Thụy, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trungương; Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trương Bình, Chủ nhiệm Ủy banCải cách Phát triển Nhà nước;

Ông Viên Quý Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Hàn Trường Phú, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp;Trần Đức Minh, Bộ trưởng Bộ Thương mại; Thái Vũ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa; KhổngHuyễn Hựu, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Lưu Kết Nhất, Phó Trưởng ban Liên lạcĐối ngoại Trung ương; Trần Thế Cự, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng Bí thư; Dương YếnDi, Trợ lý Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc;khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết, sựhợp tác cùng có lợi giữa hai Đảng, hai nước và tình hữu nghị giữa nhân dân hainước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử mà Việt Nam đã giành được qua 25 năm đổi mới; tin tưởng vững chắcrằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và tập thể Lãnh đạomới vừa được Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quốc hội Việt Nam khóaXIII giao phó trọng trách, nhân dân Việt Nam sẽ giành được nhiều thành tựu mớito lớn hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộngsản Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới, phát triển nhanh,bền vững và hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Việt Nam cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI thành một nướccông nghiệp hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vữngbước đi lên chủ nghĩa xã hội.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng sang thăm Trung Quốc; chân thànhcảm ơn những tình cảm hữu nghị, nồng nhiệt và sự đón tiếp trọng thị mà Tổng Bíthư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào dành cho Tổng Bí thư và Đoàn đại biểu cấp cao ViệtNam.

Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mộtlần nữa chúc mừng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi, 90 năm ngày thành lập ĐảngCộng sản Trung Quốc, 62 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhân dân Việt Nam hết sức khâm phục những thành tựu rực rỡ của nhân dân TrungQuốc qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, nhất là kết quả to lớn trong thực hiện Nghịquyết Đại hội XVII và năm đầu tiên thực hiện Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ12; bày tỏ tin tưởng vững chắc rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chínhphủ Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc anh em sẽ thu được nhiều thành tựu to lớnhơn nữa, xây dựng toàn diện xã hội khá giả và xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vị trí, vai trò của Trung Quốc trongviệc tích cực thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thếgiới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định ủng hộ thực hiện nhấtquán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng, toàn diện củaquan hệ Việt Nam-Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực trong 20 năm qua, kể từ khihai nước bình thường hóa quan hệ đến nay (1991-2011).

Hai bên nhấn mạnh sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và tuân thủđầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tếlà cơ sở quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh; khẳngđịnh tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước vànhân dân hai nước, cần được hai bên không ngừng củng cố, phát triển và truyềnmãi cho các thế hệ mai sau.


Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cho rằng, trong quan hệ giữa hai nước còn tồn tạimột số bất đồng xung quanh vấn đề biển Đông, và nhất trí hai nước đều nỗ lựctránh làm phức tạp tình hình và bình tĩnh xử lý những bất đồng thông qua đàmphán hòa bình, nhìn từ tầm cao chiến lược quan hệ hai nước và vì lợi ích củanhân dân hai nước.


Hai bên khẳng định quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, do Chủ tịchHồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viênvà nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã trải qua nhiều thử thách và cả thăngtrầm, là tài sản quý báu chung của cả hai dân tộc, cần được không ngừng củng cố,phát triển và truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Hai Tổng Bí thư khẳng định tầm quan trọng của những nhận thức chung chỉ đạo ởtầm chiến lược đối với sự phát triển của hai nước, cũng như đối với sự nghiệp xãhội chủ nghĩa trên thế giới; khẳng định, từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàncục, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị,hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “lánggiềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt,” tăng cường giao lưu hữu nghịvà mở rộng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, không ngừng pháttriển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc một cáchổn định, lành mạnh, lâu dài; đồng thời, nhất trí thường xuyên bổ sung, pháttriển những nhận thức chung để chỉ đạo quan hệ song phương.

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diệnvà đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước. Cụ thể:


Một là, duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấpcao dưới nhiều hình thức phong phú, như thăm chính thức, thăm làm việc, cử đặcphái viên…, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đềquan trọng trong quan hệ song phương.

Hai là, bên cạnh việc mở rộng và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác songphương giữa các cấp, ngành, địa phương của hai nước, cần không ngừng nâng caovai trò và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng; cùng nhautriển khai hiệu quả, thiết thực Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn2011-2015.

Ba là, hai bên quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục các tầng lớp nhân dân vềtình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hainước; mở rộng và tăng cường giao lưu nhân dân một cách phong phú, thiết thực,hiệu quả, nhất là giữa thanh thiếu niên hai nước.

Bốn là, phát huy đầy đủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chỉ đạo hợptác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnhtoàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, cũng như nâng cao vai tròtrong việc chỉ đạo khắc phục các cơ chế, chính sách còn vướng mắc; trước mắt,triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tếthương mại giữa hai nước giai đoạn 2011-2015.


Năm là, thúc đẩy mở rộng hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chấp hànhnghiêm túc và triển khai có hiệu quả những nội dung hợp tác mà hai bên đã thỏathuận; tăng cường tổ chức giao lưu giữa lực lượng vũ trang hai bên nhằm tăngcường đoàn kết, tin cậy, học hỏi lẫn nhau…

Sáu là, hai bên tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tăng nhanhkim ngạch thương mại hai chiều đi đôi với các biện pháp từng bước giảm tìnhtrạng nhập siêu của Việt Nam trong cán cân thương mại song phương.

Bảy là, hai bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục-đàotạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch…

Tám là, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc bảo vệ môi trường,ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước ởlưu vực các sông suối chung giữa hai nước, trên cơ sở đảm bảo môi trường và pháttriển bền vững.

Chín là, đối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hainước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý,giải quyết thoả đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữunghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng,hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thoả thuận quốc tế và đặc điểm quanhệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đềgì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nướcViệt Nam-Trung Quốc.

Trong bầu không khí cởi mở và tin cậy lẫn nhau trên tinh thần đồng chí, anh em,hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và hếtsức vui mừng nhận thấy, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng cùng đilên chủ nghĩa xã hội, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đang đổi mới, cải cách mởcửa thành công, được thế giới đánh giá cao. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng,hai nước đang đứng trước nhiều vận hội mới để phát triển, song cũng đang đứngtrước nhiều khó khăn thử thách, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lựcthù địch.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin thườngxuyên giữa hai nước tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợpquốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF… cùng nhau góp phần giữ gìn vàthúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Trước đó, tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh cũng đã diễn ra cuộc hội đàm hẹpgiữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.

Cùng dự, về phía Việt Nam có các vị: Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị,Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn ThiệnNhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạohợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ươngĐảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Về phía Trung Quốc có các vị: Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, PhóChủ tịch nước; Lệnh Kế Hoạch, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trungương; Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ; Vương Gia Thụy, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương; Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao; Trần Thế Cự, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng Bí thư.


Tại hội đàm hẹp, trong không khí chân thành thẳng thắn, tin cậy lẫn nhau, haiNhà Lãnh đạo tối cao của hai Đảng, hai nước, trên cơ sở điểm lại quá trình hơn60 năm phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, đã khẳng định những thành quảđạt được trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 20 năm qua, kể từ khi bìnhthường hóa đến nay, là hết sức to lớn và rất quan trọng, là nhân tố bảo đảm chosự phát triển ổn định của mỗi Đảng, mỗi nước, cũng như cho hòa bình, hợp tác vàphát triển ở khu vực, cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng cần thông qua những hành động cụ thể, thiết thựcđể củng cố sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàndiện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, vì sự phát triển của mỗinước, vì thành công của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Đối với các vấn đề còn tồn tại hoặc mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước,hai nhà lãnh đạo nhất trí là hai nước cần bình tĩnh giải quyết trên tinh thầnnhìn từ tầm cao chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với luậtpháp quốc tế và quan hệ láng giềng, hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc vàkhông để các vấn đề đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.


Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhìn nhận đây không phải là toàn cục quanhệ Việt-Trung, nhưng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp đối với cả haiĐảng, hai nước, vì nó liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, đâycũng là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được. Nếu hai bên xuất phát từ tầmcao chiến lược, từ lợi ích của nhân dân hai nước và căn cứ vào các chuẩn mực củaluật pháp quốc tế, thì hoàn toàn có thể tìm ra được một giải pháp thỏa đáng, cólý, có tình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, nhất là khi hai nước đãcó kinh nghiệm trong việc giải quyết hai vấn đề không kém phần nhạy cảm và phứctạp là vấn đề phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới đất liền và vấn đề phânđịnh Vịnh Bắc Bộ.

Ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bíthư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và TrungQuốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhànước, bao gồm: Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giaiđoạn 2011-2015; Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012-2016giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộnghòa Nhân dân Trung Hoa; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2011-2015; Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chínhphủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải đường bộgiữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộnghòa Nhân dân Trung Hoa;


Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chínhphủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định Vận tải đườngbộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộnghòa Nhân dân Trung Hoa;

Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữanước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tối cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã chủ trì chiêu đãi chàomừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, tại Đại lễđường Nhân dân.


Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử,... đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

Thỏa thuận này ký tại Bắc Kinh, ngày 11 tháng 10 năm 2011, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.


(Nguồn: TTXVN)

(0) Bình luận
Hội đàm cấp cao hai Đảng, Nhà nước Việt-Trung