Chữ "khiêm" từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp của đạo đức conngười; chính khiêm nhường học tập, rèn luyện đã làm cho từng người tiếnbộ, trưởng thành.
|
Ảnh minh họa: internet
|
Trong nhiều tác phẩm của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin cũng đề cập đến đức tính khiêm tốn của người cộng sản; nhiều bậc hiền tài trong lịch sử nước nhà cũng luôn nhắc đến chữ "khiêm". Nổi bật nhất, vượt lên tầm cao của đức tính tuyệt vời này là Bác Hồ. Bác đã chỉ rõ: "Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ, kiêu ngạo một tí cũng thừa".
Thể hiện chữ "khiêm", phần lớn hội viên cựu chiến binh (CCB) của tỉnh ta là tốt, rất đáng trân trọng; nhiều CCB cao tuổi đã học rộng về lý luận, lại từng trải trong cuộc sống, đầy kinh nghiệm quý, song vẫn khiêm tốn với bạn bè, đồng đội, vẫn lắng nghe, chỉ dẫn giúp đỡ lớp trẻ. Nhưng cũng có một số đồng chí vẫn còn nặng tính "công thần", nặng đầu óc phong kiến kiểu "cha, chú", tự coi mình như cây đa, cây đề, trùm bóng, xù rễ xuống tất cả cái gì coi là ở dưới mình, cái gì mình cũng giỏi hơn, coi lớp trẻ dưới tầm con mắt; không thích cái gì hoặc mếch lòng một chút là lồng lên sùng sục, mất ăn mất ngủ với tư tưởng ăn thua, nghĩ ra mọi cách để phản kích, với động cơ thiếu tinh thần xây dựng. Chính sự coi thường, thiếu tinh thần xây dựng đó là tác nhân làm cho lớp trẻ thiếu tôn trọng và xa lánh lớp già.
Những biểu hiện trên đây chỉ là cá biệt. Lớp già coi thường lớp trẻ, lớp trẻ thiếu tôn trọng lớp già, đều là "bất khiêm", trái với bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ".
Trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tôi nghĩ cán bộ, hội viên CCB đều phải chú ý nêu gương khiêm tốn trong học tập và rèn luyện. Bởi khiêm tốn là điều kiện tốt để nâng mình lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
TRẦN HƯNG THỊNH(Hội CCB tỉnh)