Hai học sinh trung học Mỹ giúp khám phá ngôi sao từng bị hố đen gần đó nuốt chửng nhờ nghiên cứu dữ liệu từ kính viễn vọng cũ.
Khi nghiên cứu kho dữ liệu cũ được thu thập từ những năm 1980 bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến VLA tại Đài thiên văn Quốc gia Karl G. Jansky ở bang New Mexico (Mỹ), Ginevra Zaccagnini và Jackson Codd, hai thực tập sinh tại Đại học Harvard phát hiện nguồn sáng trong không gian được đặt tên là J1533 + 2727.
J1533 + 2727 phát sáng vào khoảng giữa những năm 1990 nhưng mờ đi vào năm 2017.
Dựa vào các thông tin này, nhà thiên văn học Vikram Ravi tại Viện Công nghệ California và các cộng sự kết luận J1533+2727 là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE). TDE xảy ra khi lực hấp dẫn của một hố đen xé nát một ngôi sao ở quá gần thành sợi như mì ống vũ trụ.
Khi xảy ra, nó sẽ giải phóng một vệt sáng có cường độ lớn đến nỗi các nhà thiên văn học có thể phát hiện được, dù chúng cách xa hàng triệu năm ánh sáng.
Hố đen trong trường hợp trên được cho là siêu hố đen, nằm ở trung tâm của một ngân hà cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng.
TDE hiện được coi là một phương tiện tương đối giúp các nhà khoa học nghiên cứu cách hố đen hoạt động. Tới nay, mới chỉ 100 TED được phát hiện và J1533+2727 là lần thứ 2 một TED được phát hiện thông qua sóng vô tuyến.
“Đây là phát hiện đầu tiên về một TDE trong vũ trụ tương đối gần, cho thấy những TDE vô tuyến này có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ trước đây", ông Ravi cho hay.
Theo VTC