Việc hỗ trợ liên kết sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
5 ha cam Thất Hùng (Kinh Môn) được hỗ trợ liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm
Giai đoạn 2020-2022, UBND tỉnh đã hỗ trợ 9 tỷ đồng cho 15 mô hình liên kết sản phẩm OCOP trên địa bàn Hải Dương. Các sản phẩm được hỗ trợ gồm nhiều loại nông sản như cải bắp, cà rốt, dưa lưới, ổi, gạo bãi rươi, cam Thất Hùng, gạo nếp cái hoa vàng, vải thiều, bột sắn dây…
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chương trình liên kết đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn; đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, hạn chế tình trạng được mùa mất giá. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ mới tập trung vào tư vấn, xây dựng kế hoạch liên kết và hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác. Chưa triển khai hỗ trợ cơ sở hạ tầng, mô hình khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật... Một số doanh nghiệp, HTX vẫn lúng túng trong triển khai chương trình liên kết, đa số việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết còn mang tính hình thức.
TH