Hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giúp giảm từ 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.
Hệ thống giàn phun sương bán tự động. Ảnh minh họa. (Nguồn: baobinhduong.org.vn)
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh, diện tích đấtnông nghiệp của thành phố khoảng 110.000ha; trong đó, diện tích trồng lan trênđịa bàn thành phố hiện đạt 210ha (817 vườn).
Tuy nhiên, hiên nay bà con nông dân còn áp dụng biện pháp chăm sóc thủ công,mới có 242 vườn lan đầu tư hệ thống tưới phun sương bán tự động cho cây lan đểnâng cao hiệu quả sản xuất.
Tính ưu việt của hệ thống tưới nhỏ giọtTP Hồ Chí Minh đang áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học kỹ thuậtvào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sứccạnh tranh đối với các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướngnông nghiệp đô thị, thực hiện tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổidiện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giátrị kinh tế cao được thành phố xem là trọng tâm phát triển; trong đó, đối tượngchính là hoa các loại, lan cắt cành, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, bò sữa vànhất là phát triển giống cây con chất lượng cao.
Theo ông Võ Ngọc Anh, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP Hồ ChíMinh, sản xuất hoa lan là mô hình có hiệu quả kinh tế rất cao. Phát triển sảnxuất hoa lan trên địa bàn thành phố không những góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất nông nghiệp cho bà con nông dân mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngở thành phố.
Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao là một yêu cầu cần thiết đểnâng cao năng suất, giá trị, nâng cao thu nhập cho nông hộ, góp phần thực hiệnchương trình phát triển hoa, cây kiểng của thành phố. Trong các tiến bộ kỹ thuậtnày phải kể đến hệ thống tưới phun sương bán tự động (hay còn gọi là tưới nhỏgiọt) trong các vườn hoa và rau.
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nướcnhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế điều tiết áp lực nước của cácđầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.
Ông Vũ Kiên Trung, đại diện Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh chobiết đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất,giúp giảm từ 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.
Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượngnhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ốngdẫn nước, đường ống nhỏ giọt và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tínhkiểm soát. Từ đó, giúp nông dân tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, tiết kiệmcông chăm sóc, làm cỏ, bón phân.
Thông qua hệ thống này, độ ẩm được duy trì phù hợp với sự sinh trưởng, pháttriển của cây thuận tiện và chính xác hơn nhiều so với phương pháp tưới khác,giúp nông dân nâng cao mật độ canh tác, tăng năng suất và quan trọng hơn là chấtlượng nông sản luôn được đảm bảo qua việc quản lý được dinh dưỡng cây trồng. Mặtkhác, khi tưới nhỏ giọt làm giảm lượng phân bón vào đất, giúp cho đất giảm sựbạc màu theo thời gian, đất không bị nén, hạn chế thoái hóa đất.
Mô hình trồng lan cho thu nhập caoTrước hiệu quả kinh tế của hệ thống tưới này, nhiều nông dân trồng lan đã thànhcông hơn trong sản xuất, lợi nhuận đạt cao hơn, thu nhập vì vậy cùng được nânglên. Bà Lê Thị Lang, chủ vườn lan tại số 63/7, đường 36, khu phố 8, phường LinhĐông, quận Thủ Đức cho biết, trước khi dùng hệ thống phun sương, bà chỉ canh táctrên 500 m2, vườn lan của bà cho lợi nhuận 75 triệu đồng/năm.
Khi lắp đặt hệ thống tưới phun sương bán tự động, chi phí đầu tư 26 triệuđồng, với chi phí khấu hao hơn 400.000 đồng/năm nhưng đã giúp bà tiết kiệm đượchơn 1 triệu đồng tiền điện, nước và nhân công lao động. Ngoài ra, hệ thống tướibán tự động này làm cho ẩm độ cả vườn đồng đều, chất lượng hoa đẹp hơn, tỷ lệhoa loại 1 cao hơn giúp giá trị sản phẩm tăng, nâng lợi nhuận lên 100 triệuđồng/năm. Gia đình bà Lang đã mở rộng diện tích trồng lan lên đến 1.000m2.
Ông Trần Văn Xê, ngụ tại 31/5 ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn cũng chiasẻ, từ năm 2004 trở về trước ông trồng lúa, rau màu, lạc nhưng năng suất thấp,thu nhập kém. Từ khi ông chuyển sang trồng lan trên diện tích 150m2, thu nhậpcủa gia đình đã khá hơn. Từ đó, ông mở rộng diện tích vườn lan lên 2.500m2. Đặcbiệt là khi áp dụng hệ thống tưới phun vào năm 2008, ông tiết kiệm được 50%lượng nước so với tưới bằng tay, thời gian tưới giảm 3/4 (chỉ mất 15 phút thayvì phả tưới 60 phút/lần), chính vì giảm tưới bằng tay nên cũng giảm 70% nhâncông lao động.
Hơn nữa, nước tưới đều khắp vườn còn giúp lan sinh trưởng, phát triển tốthơn, chất lượng cao hơn. Giờ đây khách hàng mua hoa tự tìm đến vườn ông Xê đểđặt hàng, ông không phải đi tìm khách hàng như trước. Tại ấp 1, xã Hòa Phú,huyện Củ Chi, vườn lan của anh Nguyễn Văn Nhật cũng áp dụng hệ thống tưới phunsương tự động trên 1,5 ha lan cắt cành mokara. Khi áp dụng mô hình này ông Nhậtgiảm lượng nhân công, chỉ còn bốn lao động làm thường xuyên.
Ông Võ Ngọc Anh, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh chobiết thêm, Trung tâm đang tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình và các hoạtđộng thông tin quảng bá như tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình trồnglan, hoa kiểng hiệu quả cho bà con nông dân, góp phần thực hiện chương trìnhphát triển hoa, cây kiểng của thành phố. Dự kiến, diện tích trồng lan trên địabàn thành phố phát triển đạt 400ha vào năm 2015.
Hồng Nhung(TTXVN)